Nghiên cứu tính toán thiết kế thiết bị nhổ gốc cây rừng trồng sau khai thác

Đào Vũ, Tô quốc Huy Trung tâm Nghiên cứu và CGCN Công nghiệp rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhổ các gốc cây để chuẩn bị đất trồng rừng trên các diện tích rừng tự nhiên và đặc biệt rừng trồng sau khai thác là khâu cần có cường độ lao động lớn, tốn nhiều chi phí và thời gian. Công việc nhổ gốc cây hiện nay hầu hết được thực hiện bằng thủ công, một số nơi dùng máy ủi với lưỡi ben dạng dao hoặc gầu xúc... để đào gốc cây. Các biện pháp này đều có năng suất thấp và kém … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu cải tiến thiết bị và hoàn thiện công nghệ cơ giới làm đất trồng rừng cho vùng đồi thấp miền Bắc Việt Nam

Đoàn Văn Thu Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Làm đất trồng rừng là khâu công việc nặng nhọc, tốn nhiều năng lượng, chi phí lớn và bằng lao động thủ công khó có thể đảm bảo các yêu cầu chất lượng. Việc sử dụng máy móc thiết bị cơ giới hóa khâu làm đất có tác dụng làm thay đổi cơ lý tính của đất có lợi cho cây trồng, tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của rừng trồng (Đoàn Văn Thu, 1996). Đặc biệt đối với rừng trồng thâm canh các loài cây mọc nhanh (Bạch đàn, Keo), áp dụng cơ … [Read more...]

Nhà giâm hom cây giống lâm nghiệp cải tiến cho vùng khí hậu gió mua Đông Bắc và gió Lào

Lê Xuân Phúc và các CTV Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Công nghiệp rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 1- ĐẶT VẤN ĐỀ Giống là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay ở nhiều địa phương (Hòa Bình, Nghệ An,..), người dân phá bỏ các diện tích trồng cây ăn quả có giá trị để trồng rừng nguyên liệu. Nhu cầu cây giống chất lượng cao cho sản xuất lâm nghiệp nước ta ngày càng lớn. Nhân giống truyền thống bằng hạt không thể đáp ứng được yêu cầu trên. Nhân giống … [Read more...]

Nghiên cứu cải tiến đèn bẫy bướm phòng trừ sâu róm thông

Phạm Đăng Quốc Trung tâm Nghiên cứu và CGCN Công nghiệp rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) là một loài sâu hại nguy hiểm cho rừng thông của nhiều quốc gia. Sâu róm thông (SRT) chủ yếu gây hại các loài thông, trong đó một số loài gây thành dịch, khả năng sinh sản nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn tăng lên thành một quần thể gây hại vô cùng lớn. Ở Nghệ An năm 2003, SRTphát sinh và đã phát triển thành dịch, gây hại cho 4.133ha … [Read more...]

Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp kỹ thuật, cơ chế chính sách khai thác, sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ bền vững phục vụ dự án 661

Bùi Thanh Hằng, Phạm Quang Tuyến Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dự án 661 triển khai đã đem lại những kết quả bước đầu trong việc phục hồi và trồng rừng mới ở nước ta, diện tích rừng có tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu khai thác cũng như sử dụng gỗ và LSNG hiện nay. Mặt khác, đời sống của các cộng đồng dân cư có mức sống thấp và phụ thuộc vào rừngnên các hoạt động khai thác trái … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam

Vũ Tấn Phương, Trần Thị Thu Hà Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người và sự phát triển của mỗi quốc gia.Rừng không chỉ cung cấp các sản phẩm trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ mà còn cung cấp rất nhiều các chức năng sinh thái có giá trị khác như: bảo vệ đất chống xói mòn, điều tiết dòng chảy nhằm hạn chế lũ lụt về mùa mưa duy trì nguồn nước về mùa khô, hấp thụ các bon, … [Read more...]

Nghiên cứu sử dụng than gỗ Đước để sản xuất than hoạt tính

Hà Tiến Mạnh, Nguyễn Bảo Ngọc Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Đước (Rhizophora apiculata) là loài cây gỗ rừng ngập mặn, tập trung chủ yếu ở Cà Mau, Bến Tre và TP. Hồ Chí Minh. So với gỗ rừng trồng khác (keo, bạch đàn, thông), gỗ Đước có nhiều tính chất cơ lý tốt hơn. Tuy nhiên, hơn 70% tổng sản lượng gỗ khai thác chỉ được sử dụng để hầm than nhiên liệu. Than gỗ Đước sản xuất theo phương pháp truyền thống có nhiệt lượng 28.000KJ/Kg, hàm … [Read more...]

Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng

Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Trọng Nhân, Bùi Duy NgọcViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTÓM TĂTGỗ Hông (Paulownia fortunei(seem) Hemse), Thông mã vỹ (Pinus masoniana Lamb) và Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh) được nghiên cứu sử dụng để tạo ván ghép thanh. Kết quả nghiên cứu đã xác định được số liệu về gỗ nguyên liệu; đề xuất các giảp pháp công nghệ xử lý ẩm để giảm nứt vỡ cho gỗ Bạch đàn trắng, luộc gỗ làm giảm lượng nhựa cho gỗ Thông mã vỹ để tăng cường khả năng dán dính của gỗ; … [Read more...]

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, thời gian ngâm polyetylenglycol (Peg-600) đến ổn định của gỗ Mỡ biến tính

Đào Xuân Thu Trường Đại học Tây Nguyên TÓM TẮT Mục đích của bài viết này là tìm ra quan hệ của nồng độ, nhiệt độ, thời gian ngâm của PEG-600 đến độ ổn định của gỗ Mỡ biến tính. Từ đó tìm ra thông số tối ưu của: nhiệt độ, thời gian ngâm, nồng độ PEG-600 để tạo ra gỗ Mỡ biến tính có tính ổn định cao. Từ khóa: Gỗ biến tính, Gỗ Mỡ, PEG-600. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam hiện nay, gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu sử dụng gỗ của xã hội ngày càng gia tăng. Do đó, hướng … [Read more...]

Lựa chọn môi trường nhận nuôi nấm Metarhizium để diệt mối Odontotermes Angustignathus Tsai Etchen hại cây con lâm nghiệp

Bùi Thị Thuỷ, Phan Lương Ngọc Phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bốn loại môi trường (Sabouraud, Sabouraud bổ sung bột vỏ tôm, Sabouraud bổ sung bột vỏ cua, Sabouraud bổ sung cazein) đã được thử nghiệm để nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh bào tử trần (BTT), sinh enzyme của 3 chủng vi nấm Metarhizium M1, M2, M5. Kết quả cho thấy, trên môi trường Sabouraud bổ sung 0,5% bột vỏ tôm 3 chủng vi nấm sinh trưởng, sinh BTT, sinh enzyme tốt nhất. … [Read more...]

[logo-slider]