Trồng rừng keo gỗ xẻ: một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và khuyến nghị các giống keo phù hợp

Phạm Xuân ĐỉnhTrung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ-FSIV

Phí Hồng Hải (tác giả chịu trách nhiệm chính)-Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng-FSIV

Chris Harwood, Chris Beadle, Sadanandan NambiarCSIRO – Hệ sinh thái bền vững, Private Bag 12, Hobart 7001, Australia

Vũ Đình HưởngPhân viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Nam Bộ-FSIV

Đặng Thịnh Triều, Triệu Thái Hưng-Phòng NC Kỹ thuật Lâm sinh-FSIV

TÓM TẮT

Nghiên cứu tác động của tỉa thưa tới phát triển đường kính, tác động của tỉa cành tới giảm khuyết tất gỗ và tác động của phân lân tới sinh trưởng của Keo lai tại Quảng Bình và Quảng Trị đã chỉ ra rằng: (1) tỉa thưa có thể cải thiện sinh trưởng đường kính của Keo lai; (2) Tỉa cành cũng làm giảm tỷ lệ khuyết tất ở gỗ đánh kể; (3) Bón lót 10g lân nguyên tố /cây (tương đương 143g supe phốt phát/cây) là đủ để tạo ra sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao Keo lai tại giai đoạn đầu tại Quảng Trị. Trong trồng rừng Keo gỗ xẻ, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm và Keo lai là những loài Keo phù hợp. Keo lá liềm là loài có triển vọng ở trên một số dạng đất có vấn đề như cát nội đồng ở miền Trung. Keo tai tượng phù hợp với các vùng thấp ở miền Bắc. Trong khi, Keo lá tràm được ưu truộng hơn ở miền Nam. Keo lai có thể trồng trên nhiều dạng lập địa từ Bắc vào Nam. Các nguồn giống cung cấp cho sản xuất là các dòng quốc gia và TBKT của Keo lá tràm và Keo lai, và các nguồn hạt giống từ vườn giống và rừng giống của Keo tai tương và Keo lá liềm.

Từ khóa: Keo, Gỗ xẻ, Tỉa thưa, Tỉa cành, Quản lý lập địa, Giống

(Trang 1244-1251)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]