Những thành tựu chủ yếu trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cuả Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam.

Những thành tựu chủ yếu trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cuả Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam.

Viện Khoa hoc Lâmnghiệp Việt Nam cũng như các viện nghiên cứu khác trong Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn tham gia thực hiện các đề tài trong Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhànước, các đề tài độc lập cấp Nhà nước, các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, các dự án sản xuất thử cấp ngành, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo yêu cầu của thực tiễn và thực hiện các đề tài hợp tác quốc tế.

Trong giai đoạn 1995- 2000 Viện đã và đang thực hiên 4 đề tài cấp Nhà nước và 1 nhiệm vụ khoa học:

– Đề tài về cải thiện giống cây rừng trong chuơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nướcKC08 (l996 -2000).

– Đề tài độc lập cấp Nhà nướcvề phuc hồi rừng tự nhiên nghèo kiêt và thâm canh rừng trồng công nghiệp phục vụ dự án trồng mới5 triệu ha rừng (1997-2000).

– Đề tài độc lập cấap Nhà nước về phục hồi rừng ngập mặn Mangrove rừngTràm melaleuca (2OOO-2002).

– Xác định nhanh các loài gỗ chủ yếư ở Viêt Nam trong chương khoa học cơ bản cấp Nhà nước.

– Nhiệm vụ nghiên cứu khoahọc cấp Nhà nước về bảo tồn nguồn gen cây rừng.

Ngoài ra việncòn thạm gia thực hiên trên 3O đề tài cấp Bộ trong các lĩnh vực lâm sinh chế biến lâmsản, kinh tế lâm nghiệp.

Về hợp tác quốc tế đáng chú ý là dư án phục hồi rừng trên đất chua phèn đồng bằng sông Cửu Long do JICA (Nhật Bản) tài trợ giai đoạn 1: 1997 – 2000, giai đoạn 2: 2000~2002). Dự án sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ do IUCN tài trợ (1999-2001), các dự án khu vực do ACIAR (úc) tài trợ về giảm thiểu bệnh hại Bạch đàn (1997-2OOO), về khảo nghiệrn các loài và xuất xứ Lát hoa.(Chukrasia) một loại cây gỗ lớn có giá trị kinh tế trong khu vực, nghiên cứu sâu đục nõn các loàitrong họ Xoan (Meliaceae) trong đó có Lát hoa).

Gắn với chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Viên cũng được giao thực hiên các đề tài661: Xác định các loài cây trồng cho rừng phòng hộ và đặc dụng, xây dựng biểu thể tích cho một số loài cây trồng trong toàn quốc, xác định suất đầu tư phù hợp cho việc gây trồng rừng phòng hộ và đặc dụng xây dựng biểu thể tích cho một số loàicây trồng rừng; các dự án 661 dựa trên các kết quả nghiên cứu đãcó và hoàn thiện bổsung thêm: gây trồng Sở, hồi, rừng Thông nhựa có sản lượng cao, .rừng keo và bạch đàn cao sản với năng suất 30-40m3/ha/năm, rừng trồng keo lá tràm(A.auriculiformis), Keo lưỡi liềm (A.crassicarpa), thử nghiệm trên diện rộng trong toàn quốc cácdòng Keo lai đã tuyển chọn, khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng lá rộng thường xanh….

Các dự án điều tra cơ bản đã được thực hiện: Đánh giá kinh tế xã hội vùng đệm,đánh giá nhu cầu về giống cho trồng rừng và xácđịnh các rừng giống tư nhiên và gây trồng, đánh giá thực trạng nươn rãy ở Tây Nguyên và kiến nghị giải pháp, điều’ tra đánh giá thực trạng các vườn ươm và năng lực cung cấp cây giống phục vụ Chương trìnhtrồng mới 5 triệu ha rừng. Ngoài ra, Viện Khoa học Lâm nghlệp Việt Nam cũng thực hiện dự án giống cây trồng và dự án giống cây trồng và dự án Bảo tồn nguồn gen.

I. Kết quả nghiên cứu về mặt lâm sinh

Những kết qua nổi bật là:

– Tiếptục bố sung và khẳng đỉnh những biện pháp phụchồi rừng tự nhiên nghèo kiệt kiệt thông qua hàng loạt các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: xúc tiến tái sinh tự nhiên, từng bước cải thiện tổ thành rừng hướngrừng phát triển theo các mụctiêu kinh tế đa dạng với nhóm các loài cây có giá trị kinh tế với tốc độ sinh trưởng khác nhau, làm giàu rừng bằng các biện pháp khác nhauđặc biệt bổ sung các loại cây kinhtế theo các đámtrống. Cácbiện pháp lâm sinh được hình thành trên cơ sở thực nghiệm và ngiên cứu, có kiến thức và hiểu biết về sinh thái quần thể và sinh thái cá thể loài. Mỗi biện pháplâm sinh ‘thực hiện còn dựa trên cơ sở phân loạicác trạng thái rừng nghèo, rừngkiệt sau khai thác.

– Xác định mối quan hệ giữa phân bố rừng ngập mặn và đặc điểm đất đai ở miềnBắc, các mô hình lâm ngư kết hợp trên thực tiến làm sở phục hồi phát triển hê sinh thái rừng ngập mặn ở ngoài Bắc.

– Kết quả trồng rừng cây bản đia đặc biêt họ Sao, Dầu ở miền Nam, các đề tài thử nghiệm trồng rừng cây họ Dầu: vên vên (Anisoptera sp.), dầu rái (Dipterocapus alatus)… trong thời gian qua Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có thể khẳng định rằng: Bằng các biện pháp lârn sinh phù hợp tạo lớpáophủ ban đầu trên đất đồi trọc đã thoái hoá (ví dụ sử dung keo lá tràm, đậu tràm…)các rừng trồng cây bản địa họ Dầu có thể thành công mở ra triển vọng về khả năng khôi phục dần hệ sinh thái rừng lá rộng trên đất đồi trọc bị thoái hoá.

– Các kết quả nghiên cứu về cải thiện giống đặc biệt là lựa chọn các dòng ưu việt keo lai, bạch đàn và bạch đàn lai cùng các biện pháp thâm canh: làm đất bón phân có thể tạo rừng trồngcó năng suất cao đạt tới 25 – 30 m3/ ha/ năm hoặc hơn. Yếu tố quyết định năng suất rừng trồngđó là việc chọn giống và cải thiện giống. Tuy nhiên, rừng trồng với các nguồn giống được cải thiện chỉ đạt năng suất cao trong quá trình thâm canh khi lựa chọn những lập địa gây trồng thich s hợp, thoả mãn những điều kiện tối thiểu cho sự phát triển của rừng.

– Các nghiên cứu về khảo nghiệm loài, xuất xứ, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng rừng, điều tra đánh giá các mô hình trong thực tiễn trong thời gian qua đã cho phép thiết lập hàng trăm loài cây có khả năng gây trồng ở nước ta trong các vùng sinh thái khác nhau với các mục tiêu khác nhau: phòng hộ, đặc dung, sản xuất.. ssong song đó là các nghiên cứu về cải thiện giống, thâm canh rừng trồng đã làm cơ sở cho ngành lựa chọn những loài cây chủ lực trồng rừng kinh tế với mục tiêu năng suất cao (tối thiểu 18 – 20 m3/ha/ năm), mọc nhanh, chu kỳ kinh doan ngắn 6 – 10 năm và tạo nên các sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế. có thị trường tiêu thụ. Đó là nhóm loài cây bạch đàn, keo, thông, tre trúc, ngập mặn và tràm, xà cừ, tếch… có thể trồng rừng tập trung và nhiều loài cây trồng phân tán khác.

– Nghiên cứu về sâu bệnh rừng trồng (đặc biệt là đối với bạch đàn) và đang tiếp tục nghiên cứu đối với rừng keo mangium, thông 3 lá,… đã chỉ ra tính không bền vững của rừng thuần loài, tập trung: xuất hiện sâu bệnh nghiêm trọng sau 10 – 15 năm gây trồng. Đó là điều cần quan tâm trong công tác trồng rừng hướng tới tính đa dạng sinh học với nhiều loài, nhiều dòng và xuất xứ, xen kẽ nhau theo khối, đồng thời cần hướng tới chọn lọc các cá thể kháng bệnh tốt để phát triển, nhân giống.

– Các nghiên cứu tiếp tục về bảo tồn nguồn gen cây rừng đã phát hiện nhiều loài quí hiếm và đặc điểm phân bố của chúng, đặc biệt đánh giá mức độ đe doạ theo các tiêu chuẩn quốc tế và thực hiện các biện pháp bảo tồn insitu và exsitu, nhân giống một số loài quí hiếm.

Đó có thể coi là những thành tựu nổi bật có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực lâm sinh và định hướng cho các nghiên cứu tiếp tục, lâu dài sau này.

Về những thành tích cụ thể trong lĩnh vực này có thể nêu lên những kết quả chủ yếu sau:

– Công nhận giống quốc gia: 3 dòng keo lai ở miền Bắc, các giống tiến bộ kỹ thuật: 4 dòng keo lai ở miền Nam, 12 xuất xứ bạch đàn, 10 xuất xứ keo vùng thấp, 4 xuất xứ keo vùng cao, 3 xuất xứ keo chịu hạn, 5 xuất xư thông caribeae, 6 xuất xư tràm. Các kết quả nghiên cứu khảo nghiệm các xuất xứ tràm trước kia và thực hiện dự án do JICA tài trợ đã có tác dụng lớn trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng tràm cho nhiều tỉnh đồng bằng sông Cưủ Long, thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những cây trồng chủ lực quan trọng của vùng.

– Đề nghị Bộ công nhận giống tiến bộ kỹ thuật cho 12 tổ hợp lai bạch đàn.

– Mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giâm hom keo lai, phổ biến các xuất xứ keo lai, tràm úc có năng suất cao, chuyển giao kỹ thuật trồng Ba kích, bếp lâm nghiệp cải tiến, kỹ thuật trồng dó trầm, kỹ thuật nhân gióng tre tàu lấy măng,…

– Xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, qui trình qui phạm về trồng luồng, nhiều loài cây bản địa khác cho trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đặc sản rừng: giổi xanh, phi lao, trám trắng, quế, giẻ ăn quả,…

– Xác định các khu rừng giống đủ tiêu chuẩn phục vụ cung cấp giống cho chương trình 5 triệu ha (cùng phối hợp với công ty giống cây trồng lâm nghiệp).

– Qui trình xác định các lập địa cho trồng rừng và khả năng thích hợp các loài cây trồng chủ yếu.

2. Kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp rừng

Trong những năm 1995 – 2000 đáng chú ý là các nghiên cứu, hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và cơ khí lâm nghiệp có nhiều tiến triển do những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn sản xuất.

Viện đã chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu sau đây: Chế tạo máy băm dăm gỗ cỡ nhỏ, lưu động, máy ép, lò ssấy phục vụ các cơ sở chế biến qui mô nhỏ.

– Các kỹ thuật chích nhựa thông 2 lá, cải tiến thiết bị chưng cất nhựa thông thiết bị nhỏ phục vụ chế biến tinh dầu quế.

– Xây dựng các vườn ươm công nghiệp phục vụ chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

– Kỹ thuật chống mối cho các công trình xây dựng, chuyển giao các thuốc bảo quản cho sản xuất và bộ đã công nhận 11 loại thuốc bảo quản gỗ.

3. Kết quả nghiên cứu trong linh x vực kinh tế lâm nghiệp:

– Đã xây dựng một số định mức cho trồng rừng phòng hộ và đặc dụng các loài cây trồng chủ yếu.

– Cung cấp các tài liệu điều tra cơ bản về đặc điểm các vùng đệm các vườn quốc gia chủ yếu làm cơ sở xác định qui mô vùng đệm và đề xuất các chính sách, giải pháp kinh tế – kỹ thuật – xa hội phát triển vùng đệm.

– Cung cấp các tài liệu điều tra cơ bản về thựuc trạng nương rẫy ở Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp thực hiện.

– Bước đầu đánh giá kết quả chính sách giao đất giao rừng cho các hộ nông dân miền núi.

Các kết quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong 5 năm qua của Viện KHN Việt Nam là cả quá trình kế thừa liên tục và phát triển các nghiên cứ đã đi trước đã đóng góp môtj phần nhỏ cho sự nghiệp phát triển ngành Lâm nghiệp nhưng so với yêu cầu của thực tiễn sản xuất vẫn còn một khoảng cách đáng kể đòi hỏi Viện phải có định hướng tốt cho nghiên cứu trong tương lai, đi trước đón đầu và kịp thời phục vụ sản xuất.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]