Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng hỗn loài bằng các loài cây lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hoá ở các tỉnh phía Bắc

Tính đến hết năm 2004, Việt Nam đã trồng được 2.218.570ha rừng tập trung [6] với hơn 40 loài cây, kể cả các loài cây nhập nội và cây bản địa. Trong thời gian qua rừng trồng thuần loài đã bộc lộ một số nhược điểm như đã xuất hiện dịch sâu bệnh hại như: Sâu róm thông ở rừng Thông, sâu Xanh ở rừng Bồ đề, sâu ăn lá và sâu đục thân ở rừng Mỡ,… trên một số vùng sinh thái và đã ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng sản lượng rừng trồng. Nạn cháy rừng trồng xảy ra thường xuyên hàng năm đã gây nhiều tổn thất đáng kể. Xói mòn và thoái hoá đất ở rừng Bồ đề luân kỳ II, rừng trồng thuần loài Bạch đàn, Tre, Luồng,… sau khai thác đã làm đất bị thoái hoá đáng kể. Điều này cho chúng ta thấy không thể kinh doanh rừng trồng thuần loài độc canh trong nhiều luân kỳ.

Với những lý do trên việc trồng rừng hỗn loài là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt là trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây lá rộng bản địa trên đất rừng bị thoái hoá. Việc chọn loài cây, phương thức hỗn loài theo các mục đích cần phải dựa trên điều kiện lập địa, sinh thái loài cây, kiểu cấu trúc lâm phần rừng hỗn loài. Trong khi đó những thông tin về các khía cạnh này còn ít. Do đó trong thực tiễn sản xuất gặp nhiều những khó khăn khi tạo lập những lâm phần hỗn loài.

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hoá ở các tỉnh phía Bắc” được triển khai từ năm 2000-2004 tại Thanh Hoá và Phú Thọ nhằm thiết lập hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho việc tạo lập các mô hình rừng trồng hỗn loài bằng các loài cây lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hoá.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]