Trám trắng (Canarium album Raeusch) là cây gỗ lớn bản địa, có chiều cao từ 20-30m, đường kính ngang ngực đạt 50-70cm, thân tròn thẳng, tán rộng và lá xanh quanh năm. Trám trắng là cây đa mục đích được nhân dân ta ưa chuộng. Gỗ Trám trắng mềm, nhẹ, thớ mịn, dễ bóc thường được dùng làm nguyên liệu gỗ dán, đóng đồ thông thường, dùng trong xây dựng nhà cửa. Trong bảng phân loại gỗ theo mục đích sử dụng thì Trám trắng thuộc nhóm 1 dùng cho gỗ dán…. Nhựa Trám dùng trong công nghệ chế biến xà phòng, nước hoa, sơn tổng hợp, làm chất cách điện và xi đánh giày. Trong 100 kg nhựa Trám trắng có thể chiết được 18-20 kg tinh dầu, 57-60 kg côlôphan. Theo kinh nghiệm của một số hộ dân ở Hoành Bồ, Quảng Ninh cây Trám có đường kính 30cm đã bắt đầu khai thác nhựa liên tục 8-9 tháng, mỗi tháng cho bình quân từ 4-5 kg nhựa/cây. Quả Trám có thể dùng để chế biến ô mai, làm thực phẩm, làm thuốc chữa ho, giải rượu và giải độc. Quả Trám trắng hiện nay được tiêu thụ nhiều trong nước và là mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc có giá trị.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây gỗ củi có năng suất cao ở vùng Đồng bằng
- Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng
- Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon rừng mỡ trồng thuần loài tại vùng Trung tâm Bắc bộ, Việt Nam
- Xác định loài, vùng phân bố và đặc điểm lâm học của các loài dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên
- Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam