Trồng tre để lấy măng ở nhiều nơi trên thế giới đã có từ lâu. Những nước có diện tích trồng tre lớn là Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, một số nước khác như Nhật Bản, Úc, Việt Nam,… có diện tích và quy mô nhỏ hơn.
Trung Quốc có trên 50 loài tre trúc cho măng ăn được, nhưng thông dụng nhất khoảng chục loài chính như Phyllostachys edulis, P. praecox, P. vivax, P. iridescens, Dendrocalamus latiflorus, D. oldhamii, D. giganteus, D. beecheynus var. pubescens,… Diện tích tre chuyên măng khoảng 100.000 ha với năng suất trung bình khoảng 10-20 tấn/ha.năm, tối đa có thể tới 30-35 tấn/ha và khoảng 3 triệu ha rừng tre để khai thác cả măng và thân. Họ có khoảng 700 nhà máy chế biến măng hộp, hàng năm sản xuất được trên 250.000 tấn sản phẩm với tổng giá trị trên 875 triệu ND Tệ (Fu Maoyi, 2000).
Thái Lan chủ yếu trồng D. asper. Năm 1994 có đến 67 trên 76 tỉnh của nước này trồng được hơn 55.000ha. Sản phẩm chính là măng hộp xuất khẩu (Victor Cusack, 1997; Rungnapar Pattanavibool, 2000).Đài Loan có 4459 ha Lục trúc và44.906 haQuế trúc (Anh Tùng, 1999).
Việt Nam có khoảng 10 loài tre bản địa cho măng ngon như Luồng (Dendrocalamus membranaceus), Lồ ô (Bambusa procera), Mai ống (Dendrocalamus giganteus), Là ngà (Bambusa blumeana),Vầu đắng (Indosasa amabilis),Tre gầy(Dendrocalamus sp.),… nhưng chưa có một diện tích trồng tập trung lớn để chuyên sản xuất măng (Đỗ Văn Bản, 2004).
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon rừng mỡ trồng thuần loài tại vùng Trung tâm Bắc bộ, Việt Nam
- Xác định loài, vùng phân bố và đặc điểm lâm học của các loài dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên
- Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam
- Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển Rừng ngập mặn và rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam
- Ứng dụng chỉ số nhiệt thực vật cho việc đánh giá sa mạc hoá vùng bờ biển ở Việt Nam