Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây gỗ củi có năng suất cao ở vùng Đồng bằng

Trong vài thập niên qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công tác trồng rừng tập trung ở các tỉnh trung du và miền núi, để từng bước nâng cao độ che phủ của rừng (28% – 35%), giải quyết kịp thời nhu cầu nguyên liệu gỗ các ngành công nghiệp (giấy, gỗ trụ mỏ, gỗ dăm, gỗ dán…) thì công tác trồng cây phân tán cũng không ngừng gia tăng. Hàng năm cả nước trồng được khoảng 250 triệu đến 300 triệu cây phân tán tương đương với trồng 100.000 ha rừng (Báo cáo của Cục Phát Triển Lâm Nghiệp – Hội thảo Hoà Bình năm 2003). Cây trồng phân tán đã đóng góp một phần đáng kể vào cung cấp gỗ củi tại chỗ, giảm sức ép với rừng tự nhiên đồng thời có tác dụng phòng hộ đồng ruộng, điều hoà khí hậu cho các vùng dân cư, đặc biệt là vùng đồng bằng. Tuy nhiên do sự giảm sút nghiêm trọng cả về diện tích lẫn chất lượng rừng tự nhiên cùng với sức ép tăng dân số như hiện nay, vấn đề trồng cây phân tán giải quyết nhu cầu gỗ củi để làm chất đốt, đóng đồ gia dụng vẫn luôn là một vấn đề nan giải. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra ở đây là phải làm thế nào để có thể phát triển các mô hình trồng cây phân tán có hiệu quả với những loài cây gỗ mọc nhanh, cho năng suất cao đáp ứng được nhu cầu năng lượng của người dân vùng đồng bằng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước thời kỳ đổi mới.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]