Ưu tiên hợp tác nghiên cứu giữa VAFS và ACIAR giai đoạn 2013-2018

Nhằm tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học với Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Australia (SCIRO), đoàn công tác của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do PGS. TS. Triệu Văn Hùng, Quyền Giám đốc Viện, làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với các đối tác Australia từ ngày 25/4/2013 đến ngày 5/5/2013.

Trong thời gian thăm và làm việc tại Australia, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã ký kết thỏa thuận ưu tiên hợp tác nghiên cứu giai đoạn 2013-2018. Theo đó, các ưu tiên hợp tác nghiên cứu giữa VAFS và ACIAR như sau:

1. Cải thiện năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng

·Cải thiện giống và công nghệ sinh học, tiếp tục hỗ trợ chiến lược về kỹ thuật nhân giống tiên tiến hướng đến chất lượng gỗ, hỗ trợ kỹ thuật mở rộng điều tra cho các loài cây khác ngoài keo và bạch đàn; trao đổi nguồn gen và đánh giá các vật liệu di truyền để đối phó với các sự kiện khí hậu và tác động môi trường được dự báo trong mười năm tới và xa hơn nữa

·Hoàn thiện về lĩnh vực giống và lâm sinh đối với sản xuất gỗ lớn; tập trung vào cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật thích hợp cho các nông hộ

·Quản lý lập địa; thực hiện quản lý bền vững đối với rừng trồng có chu kỳ sinh trưởng ngắn

·Các hệ thống nông lâm kết hợp và chuỗi giá trị; là một phần dự án vùng của ACIAR về cải thiện sinh kế và các hệ thống sản xuất cây trồng bền vững, ngoại trừ đất dốc ở vùng núi phía Tây Bắc

·Kiểm soát dịch bệnh; sự hiểu biết về các rủi ro bảo vệ đa dạng sinh học của khu vực, phương án quản lý và các tác nhân kiểm soát sinh học có tiềm năng

·Mở rộng các trung tâm địa lý; từ các vùng đất thấp hiện nay đến các vùng núi cao như vùng Tây Bắc

·Chế biến và bảo quản lâm sản; cải thiện giá trị của sản phẩm đầu ra và sự hiểu biết về lợi nhuận trong chuỗi cung ứng, và nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

2. Quản lý hiệu quả và bền vững rừng tự nhiên

·Nâng cao giá trị kinh tế của các hộ gia đình và cộng đồng quản lý rừng mà ở đó họ có thể nhận được lợi ích bằng thu nhập từ việc quản lý rừng tốt hơn, cải thiện sản xuất, ví dụ như, trồng làm giàu rừng thoái hóa (bao gồm cả lâm sản ngoài gỗ); cho phép các hộ gia đình quản lý các khu rừng tự nhiên ở vùng sâu để đáp ứng tiêu chuẩn thị trường

·Tập trung vào các khu vực vùng núi cao

·Dịch vụ môi trường, phần kinh phí bổ sung để cải thiện các khu rừng sản xuất

·Đa dạng sinh học.

3. Chính sách và thể chế lâm nghiệp

·Chính sách đầu tư để khuyến khích nông dân tham gia nhiều hơn vào trồng rừng gỗ lớn

·Khuyến khích quản lý rừng bền vững

·Tư vấn cho nông dân, các công ty để đáp ứng các yêu cầu của quốc tế, thực tiễn và chất lượng quản lý.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]