Lê Văn Thành, Nguyễn Quang Hưng, Hà Văn Năm
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 79,68% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, có nhiều loài thực vật cho Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) đã và đang là nguồn thu đáng kể của nhiều hộ gia đình trong tỉnh. Trong đó: Trúc sào trung bình hàng năm thu được khoảng 8.000.000 đ/ha, cây trồng hầu như không được chăm sóc và bón phân, khai thác ít chú ý đến bền vững, là những nguyên nhân làm cho sản lượng và chất lượng cây Trúc sào trong vùng không cao. Cây Trám đen cho thu nhập tương đối cao từ 45-54 triệu đồng/ha/năm, hiện cung không đủ cầu, người dân không có kỹ thuật chọn tạo giống, không chăm sóc và bón phân cho cây trồng, nên các cây trong lâm phần có năng suất và chất lượng quả rất khác nhau. Cây Hồi năm 2011 thu từ 11- 33 triệu đồng/ha, 100% hộ dân biết kỹ thuật chọn tạo giống và trồng, nhưng hầu hết lại rất ít khi chăm sóc và bón phân cho cây Hồi, dẫn đến năng suất và chất lượng hồi trong khu vực giảm.
Từ khoá: Lâm sản ngoài gỗ, Chọn giống, Chăm sóc, Bón phân.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 286km, có đường biên giới với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc dài trên 311km. Ðịa hình chia cắt phức tạp bởi nhiều dãy núi cao, xen kẽ là những sông suối ngắn, thung lũng hẹp, độ dốc lớn. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 670.785,56 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 94.735,46ha chiếm 14,12%; đất lâm nghiệp có rừng 534.483,08ha chiếm 79,68%; đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác 452,68ha chiếm 0,07%; đất phi nông nghiệp 26.097,30 ha chiếm 3,89%; diện tích đất chưa sử dụng 15.017,04ha chiếm 2,24% diện tích đất tự nhiên (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2010). Tài nguyên thực động vật rừng đa dạng và phong phú, trong đó nhiều loài thực vật cho Lâm sản ngoài gỗ như: Hồi, Trám đen, Trúc sào,… đã và đang là nguồn thu đáng kể của nhiều hộ gia đình trong tỉnh. Để người dân gây trồng LSNG có thu nhập ổn định và phát triển thì việc đánh giá thực trạng gây trồng làm cơ sở cho việc quy hoạch, kế hoạch gây trồng, phát triển LSNG ở địa phương một cách hợp lý và bền vững là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 1, năm 2012, trang 2105-2112)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Một số đặc điểm quần thể và phân bố loài Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii H.Lec) ở Lâm Đồng
- Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn ở Thừa Thiên Huế
- Đánh giá tính đa dạng di truyền các vườn giống vô tính Keo tai tượng bằng chỉ thị vi vệ tinh
- Kết quả nghiên cứu xử lý chậm cháy cho gỗ Bạch đàn trắng bằng dung dịch Natri silicat
- Nghiên cứu sử dụng gỗ tràm (Melaleuca cajuputi) làm nguyên liệu sản xuất ván MDF