Kết quả nghiên cứu xử lý chậm cháy cho gỗ Bạch đàn trắng bằng dung dịch Natri silicat

NguyễnĐức Thành, Vũ Đình Thịnh, Nguyễn Xuân Hiên

Phòng Nghiên cứu Chế biến lâm sản

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Gỗ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh.) là một trong số loại gỗ rừng trồng được sử dụng phổ biến trong công trình xây dựng, giao thông, khai thác hầm mỏ, đồ mộc,… . Nhưng gỗ còn có nhược điểm chung là dễ cháy, nhất là ở độ ẩm thấp (độ ẩm sử dụng). Chính vì lý do đó mà việc phòng chống cháy cho gỗ và các vật liệu từ gỗ đã và đang được quan tâm đặc biệt. Trong phạm vi đề tài đã tiến hành xử lý chống cháy cho gỗ Bạch đàn trắng bằng dung dịch Na2SiO3ở các cấp nồng độ 10%, 15% , 20%, 25%đã làm tăng khả năng chậm cháy cho gỗ và đưa gỗ Bạch đàn trắng từ vật liệu dễ cháy thành vật liệu khó bắt lửa, có khả năng ngăn cản cháy phát sáng (cháy có ngọn lửa) và cháy lan tỏa.

Từ khóa: Chống cháy, Bạch đàn trắng, Natri silicat

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhu cầu phòng tránh các rủi ro và giảm số người chết do hỏa hoạn tạo ra triển vọng về thị trường các sản phẩm gỗ chậm cháy. Ưu điểm chủ yếu của các sản phẩm gỗ được xử lý chậm cháy là chúng có khả năng mở rộng phạm vi sử dụng. Các sản phẩm gỗ được xử lý chậm cháy có thể đáp ứng yêu cầu của nhóm B trong hệ thống phân loại các sản phẩm xây dựng của châu Âu, trong khi đó các sản phẩm gỗ không xử lí chậm cháy chỉ được xếp vào nhóm D. (Trần Tuấn Nghĩa (1994), Robert Jönsson, Ove Pettersson (1985)).Với mục đích xây dựng cơ sở cho việc thiết lập chế độ công nghệ xử lý chậm cháy cho gỗ Bạch đàn trắng, một loại gỗ rừng trồng phổ biến ở Việt Nam, chúng tôi đã bước đầu nghiên cứu “Xử lý chậm cháy cho gỗ Bạch đàntrắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh.) bằng dung dịch Natri silicat (Na2SiO3) làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc”. Trong phạm vi bài báo, chúng tôi tóm tắt một số kết quả nghiên cứu: xác định lượng thuốc thấm và tỷ lệ tổn thất khối lượng khi xử lý chậm cháy cho gỗ Bạch đàn trắng ở các cấp nồng độ hóa chất khác nhau.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]