Tên đề tài luận án: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
Ngành đào tạo: Lâm sinh: Mã số: 9 62 02 05
Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Tiến Lâm
Họ và tên giáo viên hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS. TS Nguyễn Huy Sơn
Hướng dẫn 2: TS. Trần Văn Đô
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
– Đặc điểm lập địa khu vực trồng rừng:
Nhiệt độ trung bình năm dao động 22-23oC. Lượng mưa trung bình năm dao động 1.700-2.000 mm, pHKCl dao động 3,57-3,73. Hàm lượng mùn tầng đất 0-20 cm trung bình (2,37-2,53 %), các tầng dưới nghèo (1-2%). N giảm dần theo độ sâu và ở mức nghèo và trung bình (< 0,123 %). P2O5 dễ tiêu ở mức rất nghèo (3 mg/100 g đất), và giảm dần theo độ sâu. K2O dễ tiêu ở mức nghèo đến trung bình.
– Xác định thời điểm bón thúc:
Thời điểm rễ cám phát triển manh nhất (15/6/2018). Bón phân dựa theo quan sát ảnh rễ cho sinh trưởng tốt nhất và thấp nhất tại đối chứng (không bón phân). Sinh khối lớn nhất đạt 126,05 tấn/ha tại công thức 200 g NPK/cây bón dựa vào quan sát ảnh rễ, thấp nhất tại đối chứng, chỉ đạt 43,72 tấn/ha.
– Xác định nhu cầu phân bón:
Bón phân dựa theo dinh dưỡng trong đất và trong lá có ảnh hưởng rõ ràng đến sinh trưởng Keo tai tượng 2 và 4 năm tuổi. Thí nghiệm bón thúc theo nhu cầu có sinh trưởng và sinh khối lớn nhất: 2 năm tuổi: D1,3 = 10 cm tại lập địa A và 8,9 cm tại lập địa B; Hvn = 7,7 m tại lập địa A và 7,9 m tại lập địa B; AGB = 44,04 tấn/ha tại lập địa A và 33,80 tấn/ha tại lập địa B. Tại 4 năm tuổi D1,3 = 19,6 cm tại lập địa A và 13,2 cm tại lập địa B; Hvn = 15,2 m tại lập địa A và 14,1 m tại lập địa B; và AGB = 198,87 tấn/ha tại lập địa A và 81,68 tấn/ha tại lập địa B.
– Nghiên cứu các yếu tố cơ bản hoàn trả dinh dưỡng cho rừng trồng Keo tai tượng
Lượng vật rơi rụng lớn nhất vào mùa Thu-Đông (4,06 g/m2/ngày) và thấp nhất vào mùa Xuân-Hè (1,10 g/m2/ngày). Tổng lượng vật rơi rụng của rừng Keo tai tượng 2 năm tuổi là 6,69 tấn/ha/năm. Tốc độ phân hủy vật rơi rụng đạt 126 %/năm. Khoáng chất có trong vật rơi rụng cao nhất 0,523 % thuộc về N, tiếp đến là P (0,326 %) và K (0,185 %). Khoáng chất có trong rễ cám chết cao nhất 0,285 % thuộc về P, tiếp đến là N (0,231 %) và K (0,135 %). Vật rơi rụng trả lại cho đất 34,98 kg N/ha; 21,80 kg P/ha; và 12,38 kg K/ha; Rễ cám phân hủy trả lại cho đất 19,97 kg N/ha; 22,53 kg P/ha; và 10,75 kg K/ha trong một năm tại rừng Keo tai tượng 2 tuổi.
Toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link:
http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=42210
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- Lễ Tốt nghiệp và trao bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh
- Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2023