Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Phạm Quốc Chiến

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học chuyển hoá rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn ở Bắc Giang

Chuyên ngành: Lâm sinh.       Mã số: 9620205

Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Quốc Chiến

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. TS Đặng Thịnh Triều; 2. TS Đặng Văn Thuyết

Tên cơ sở đào tạo: Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

–  Tỉa thưa chưa ảnh hưởng ở mức thống kê có ý nghĩa đến tỷ lệ chết

– Tỉa thưa làm ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ số diện tích lá (LAI). Công thức tỉa thưa để lại 600 cây/ha có chỉ số diện tích lá thấp nhất, sau đó lần lượt đến công thức không tỉa và công thức tỉa thưa để lại 800 cây/ha.

– Tỉa thưa làm ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ số diện tích lá. Công thức tỉa thưa để lại 600 cây/ha có chỉ số diện tích lá thấp nhất, sau đó lần lượt đến công thức không tỉa và công thức tỉa thưa để lại 800 cây/ha.

– Quang hợp của Keo tai tượng thấp nhất vào lúc 5 giờ sáng, cao nhất vào lúc 9 giờ sáng sau đó giảm dần đến 13 giờ  và 17 giờ. Công thức tỉa thưa để lại 600 cây/ha có cường độ quang hợp trong ngày lớn nhất và khác biệt rõ rệt so với các công thức còn lại.

– Tỉa thưa ảnh hưởng tích cực tới sinh trưởng đường kính thân cây và đường kính tán lá.

– Nếu tính gỗ có thể xẻ được theo tiêu chuẩn của công ty TNHH hai thành viên lâm nghiệp Yên Thế thì ở các công thức đối chứng không tỉa ở rừng tuổi 3 và 4 đều cho khối lượng gỗ cao hơn so với các công thức tỉa. Rừng tuổi 5 công thức tỉa để lại 800 cây/ha có trữ lượng cao nhất.

– Nếu tính gỗ lớn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567-1: 2016 thì ở tất cả các tuổi thì trữ lượng gỗ lớn ở các công thức đối chứng không tỉa đều thấp nhất. Công thức 600 cây/ha có trữ lượng lớn nhất ở rừng tuổi 3 và 4 ; công thức 800 cây/ha có trữ lượng lớn nhất ở rừng tuổi 5.

– Tỉa thưa làm giảm số lượng mắt chết, tăng số lượng mắt sống và tăng kích thước mắt sống, nhưng không ảnh hưởng đến kích thước mắt chết.

– Tỷ lệ gỗ lõi ở công thức thí nghiệm tỉa thưa cường độ cao thấp hơn  so với tỷ lệ gỗ lõi ở công thức tỉa thưa cường độ thấp.

– Tỉa thưa làm ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi dụng gỗ xẻ, trong đó tỷ lệ sản phẩm gỗ xẻ ở các công thức tỉa thưa cao hơn so với công thức không tỉa.

– Nếu bán gỗ tại Bãi 1, hiệu quả kinh tế cao nhất ở công thức thí nghiệm tải thưa để lại 1100 cây/ha (thí nghiệm tỉa thưa rừng 3 tuổi) và ở công thức tỉa thưa để lại 800 cây/ha (thí nghiệm tỉa thưa rừng 4 và 5 tuổi).

– Nếu sơ chế bán sản phẩm và gỗ dăm thì hiệu quả kinh tế cao nhất ở công thức tỉa thưa để lại 800 cây/ha cho cả 3 thí nghiệm rừng tỉa thưa 3; 4 và 5 tuổi.

Thông tin luận án và toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=35378

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]