Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Đoàn Tiến Vinh

Tên luận án: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng phòng hộ vùng Tây Nguyên theo hướng bền vững”.

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng; Mã số: 9 62 02 11

Họ và tên nghiên cứu sinh: Đoàn Tiến Vinh

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1) PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi; 2) PGS.TS. Trần Văn Con

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

  • Toàn vùng Tây Nguyên hiện có 637.911 ha diện tích đất quy hoạch RPH trong đó tỉ lệ diện tích chưa bị suy thoái chiếm 11%; bị suy thoái nhẹ chiếm 30,6%; bị suy thoái trung bình chiếm 38,6% và bị suy thoái nghiêm trọng chiếm 19,8%. Có khả năng phòng hộ tốt chiếm 14%; có khả năng phòng hộ khá và trung bình chiếm 62,1% và có khả năng phòng hộ kém chiếm 23,9%.
  • Đất ở Tây Nguyên liên quan tới khả năng phòng hộ gồm: (i) Nhóm đất phát triển trên Ba dan; (ii) Nhóm đất đỏ vàng thường phân bố dưới độ cao 900 – 1.000m trên đá phún xuất chua (Granit), phiến thạch sét..; đất mùn trên núi (đất xám mùn); (iii) Nhóm đất xám (loại trừ đất xám mùn trên núi); Nhóm đất xói mòn; Ngoài ra còn rải rác các loại đất như đất Glây, đất phù sa… liên quan đất
  • Đặc điểm cấu trúc của các thảm thực vật rừng có liên quan nhiều đến khả năng giữ nước và bảo vệ đất là độ tàn che rừng, tỷ lệ che phủ của thảm khô, thảm tươi và kích thước cây rừng. Sự khác biệt về tính chất thổ nhưỡng là yếu tố chính làm cho các trạng thái rừng có hiệu quả PH, đặc biệt là PH giữ nước khác nhau. Sự khác biệt không lớn về bề dày tầng đất có thể được giải thích là do đất được hình thành trong thời gian dài dưới tác động tổng hợp của tất cả các trạng thái thực vật đã tồn tại.
  • Tỷ lệ và diện tích rừng cần thiết cho bảo vệ đất và giữ nước của toàn vùng là 36,36% so với diện tích tự nhiên (1.985.878 ha). Tỷ lệ diện tích rừng cần thiết cho bảo vệ đất và giữ nước của các tỉnh giao động từ 24,85% đến 55,44%.
  • Luận án đã đề xuất được 04 nhóm giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng bền vững RPH vùng Tây Tây Nguyên, bao gồm: (i) Giải pháp về quy hoạch; (ii) Giải pháp về chính sách; (iii) Giải pháp về khoa học công nghệ; (iv) Giải pháp tổ chức quản lý RPH. Các giải pháp tập trung đề xuất các hoạt động nhằm nâng cao công tác quản lý bền vững RPH vùng Tây Nguyên.

Toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=38196

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]