Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị”
Ngành đào tạo: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 9.62.02.11
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoàng Tiệp
Họ và tên giáo viên hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Võ Đại Hải, 2. TS Hoàng Liên Sơn
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Về Hiện trạng phát triển rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị
+ Có sự khác biệt rõ rệt về các BPKT trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng, chu kỳ kinh doanh và sản phẩm gỗ giữa 2 nhóm HGĐ tham gia và không tham gia CCR.
+ Rừng trồng HGĐ có CCR đạt NPV 128 triệu đ/ha/10 năm, BCR: 4,01-5,14, AEV=18 triệu đ/ha/năm, có hiệu quả kinh tế tốt hơn rừng trồng không có CCR chu kỳ 5 năm: NPV=57-60 triệu đ/ha/5 năm; BCR: 3,17-3,39; AEV=13,9-14,8 triệu đ/ha/năm.
+ Trong 39 chỉ số được sử dụng để đánh giá mức độ đáp ứng QLRBV của HGĐ trồng rừng ở tỉnh Quảng Trị, có 16 chỉ số đáp ứng dưới 35%, 9 chỉ số đáp ứng 35-70% và 14 chỉ số đáp ứng trên 70%.
- Về mối liên kết trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng HGĐ ở tỉnh Quảng Trị
Các HGĐ không tham gia CCR chưa hình thành các mối liên kết. Các HGĐ tham gia CCR đã hình thành mối liên kết dọc và ngang theo chuỗi. Liên kết ngang hình thành giữa các HGĐ tham gia Hội nhóm các hộ có chứng chỉ rừng tỉnh Quảng Trị. Mối liên kết dọc giữa HGĐ với doanh nghiệp chế biến gỗ được hình thành thông qua thỏa thuận giữa Hội với các doanh nghiệp.
- Về kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị
HGĐ không tham gia CCR: 80% HGĐ bán cây đứng cho thương lái, 20% HGĐ tự khai thác và bán cho xưởng băm dăm. HGĐ tham gia CCR bán gỗ cho công ty đã liên kết theo chuỗi, 70-75% là gỗ xẻ.
- Về các chính sách phát triển rừng trồng quy mô HGĐ
Có 37 văn bản còn hiệu lực liên quan đến rừng trồng HGĐ và QLRBV ở TW; Quảng Trị đã ban hành 10 văn bản liên quan đến phát triển rừng trồng HGĐ và 7 văn bản có liên quan đến QLRBV và CCR trên địa bàn tỉnh. Các chính sách đã tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển rừng trồng HGĐ.
- Về ứng dụng hệ thống iTwood để quản lý và truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng HGĐ
Hệ thống iTWood có thể áp dụng để quản lý rừng trồng HGĐ, hỗ trợ xây dựng các nhóm CCR và truy xuất nguồn gốc gỗ. Để có tính ứng dụng và khả thi cần phải đơn giản hóa các bước thực hiện và bổ sung thêm một số chức năng cập nhật thông tin trồng, chăm sóc, khai thác cho HGĐ.
- Về đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng HGĐ bền vững tại tỉnh Quảng Trị
Để thúc đẩy phát triển rừng trồng bền vững HGĐ ở Quảng Trị cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho HGĐ, nâng cao năng lực cho các HGĐ có chỉ số đáp ứng thấp (<35%) và mức trung bình (35-70%); Tăng cường kiểm soát nguồn giống,…
Toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link:
https://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.31&view=44005
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- Nghiên cứu sinh Trần Thị Thuý Hằng bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Nghiên cứu sinh Hà Tiến Mạnh bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo việc xét bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023
- Nghiên cứu sinh Lê Văn Quang bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Nghiên cứu sinh Trần Thị Lệ Trà bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện