Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc điểm biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và đánh giá mức độ đa dạng di truyền của một số nguồn giống thông caribê (Pinus caribaea Morelet).
Ngành đào tạo: Di truyền và chọn giống cây lâm nghiệp: Mã số: 9 62 02 07
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Đức Vượng
Họ và tên giáo viên hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đức Kiên; TS. Hà Huy Thịnh
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Về nguồn giống: có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng, chất lượng thân cây giữa các nguồn giống tại hai khảo nghiệm hậu thế ở Ba Vì và Đại Lải (Fpr <0,001), không có sự sai khác về chiều cao và chất lượng thân cây tại Cam Lộ (Fpr>0,05). Các nguồn giống thu được từ Ba Vì – Hà Nội, Đại Lải – Vĩnh Phúc và Hải Vân-Đà Nẵng có sinh trưởng tốt hơn so với nguồn giống từ Tứ Hạ và Hương Thủy, Huế tại cả 3 khảo nghiệm
- Về gia đình: có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng và các chỉ tiêu chất lượng thân cây giữa các gia đình Thông caribê tại 3 khảo nghiệm hậu thế ở Ba Vì, Đại Lải và Cam Lộ ở giai đoạn 5 tuổi và 5,5 tuổi (Fpr <0,05-0,001). Có sự sai khác về khối lượng riêng của các gia đình tại Ba Vì và Cam Lộ (Fpr <0,05). Khối lượng riêng trung bình tại Ba Vì đạt 418,9 kg/m3; tại Cam Lộ là 370,7 kg/m3.
- Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các tính trạng sinh trưởng dao động từ mức thấp đến trung bình (0,13 – 0,46). Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của khối lượng riêng biến động từ mức độ thấp đến trung bình (0,15 – 0,35). Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của tính trạng đuôi chồn tại cả 3 khảo nghiệm là rất thấp (0,03-0,12).
- Tương quan di truyền giữa hai địa điểm Ba Vì và Đại Lải là chặt đối với các chỉ tiêu sinh trưởng và tương đối chặt đối với các chỉ tiêu chất lượng thân cây. Tương quan di truyền đối với các tính trạng sinh trưởng giữa các địa điểm Ba Vì và Đại Lải với Cam Lộ là yếu hoặc không tồn tại.
- Đã chọn được 10 gia đình ưu trội tại Ba Vì và 8 gia đình ưu trội tại Đại Lải ở giai đoạn 5,5 tuổi. Độ vượt về thể tích thân cây của các gia đình ưu trội so với trung bình khảo nghiệm từ 37,5-144,7%.
- Mức độ đa dạng di truyền của các nguồn giống Thông caribê ở mức độ trung bình (h=0,30), trong đó cao nhất là nguồn giống SPA Ba Vì 1 (h=0,37) và thấp nhất là nguồn giống Tứ Hạ, Huế (h=0,22).
Toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link:
http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.42&view=42772
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- Thông tin Luận án của Nghiên cứu sinh Lê Văn Quang
- Thông tin Luận án của Nghiên cứu sinh Trần Thị Lệ Trà
- Nghiên cứu sinh Bùi Kiều Hưng bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Nghiên cứu sinh Hà Văn Năm bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Bùi Kiều Hưng