Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng Bương mốc (Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia, V. T. Nguyen & V. D. Vu) tại Hà Nội”.
Ngành đào tạo: Lâm sinh Mã ngành: 9 62 02 05
Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Văn Năm
Họ và tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: TS. Lê Văn Thành; Hướng dẫn 2: PGS.TS. Hoàng Văn Thắng
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
– Khả năng tích luỹ dinh dưỡng khoáng của loài Bương mốc: Khối lượng trung bình các thành phần N : P2O5 : K2O : SiO2 trong cây tuổi 1, 2, 3 tương ứng 0,222 : 0,051 : 0,071 : 0,343 kg và tỷ lệ theo % là 32,4% : 7,4% : 10,4% : 49,9% dùng để tính gần đúng khối lượng phân bón, tỷ lệ phối trộn của từng loại cho nhu cầu cây Bương mốc.
– Khả năng tích luỹ cacbon của loài Bương mốc: Hàm lượng cacbon tích luỹ ở các bộ phận thân ngầm, thân khí sinh và cành chưa có sự khác nhau lớn (50,4% – 55,8%) và giảm ở bộ phận lá cây (41,2% – 42,7%). Cây Bương mốc 3 tuổi có khối lượng thể tích ở mức trung bình. Độ bền uốn tĩnh trung bình đến cao, cây có thể sử dụng làm ván nhân tạo, cột trong xây dựng. Thân cây có sợi dài 1.871,8 – 2.477,3 µm. Hàm lượng xenluloza trong thân cao phù hợp trong chế biến sản xuất bột giấy.
– Nghiên cứu một số kỹ thuật nhân giống Bương mốc: Chiết cành tốt nhất ở vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông và sử dụng hỗn hợp bó bầu gồm 68% đất tầng mặt + 2% NPK + 20% trấu + 10% tro bếp. Giâm hom cành tốt nhất vào vụ Xuân Hè, sử dụng giá thể mùn cưa và hom đùi gà cấp 1.
– Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng Bương mốc: Cây có nhu cầu nước cao, tưới nước 2 ngày 1 lần, mỗi lần 15-20 lít/bụi cho sinh trưởng và năng suất măng cao nhất. Sử dụng vật liệu che tủ gốc bằng trấu cho sinh trưởng và hệ số sinh măng, năng suất măng cao nhất. Nên bón 20 kg phân hữu cơ ủ hoai + 0,7kg phân NPK/bụi/năm là tốt nhất. Nên để lại 3 cây mẹ/bụi/năm là thích hợp nhất trong canh tác Bương mốc lấy măng kết hợp lấy thân. Sử dụng kỹ thuật lấp đất lên măng khi măng mới nhú lên khỏi mặt đất trong 9 ngày có tác dụng làm tăng năng suất măng.
Toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link:
http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.42&view=42270
Tin mới nhất
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
- Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tiệp bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
Các tin khác
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Bùi Kiều Hưng
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vũ Tiến Lâm
- Lễ Tốt nghiệp và trao bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh
- Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền