Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam xin giới thiệu luận án của NCS Nguyễn Toàn Thắng về đề tài: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để phát triển loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A.Camus) theo hướng lấy hạt ở Tây Nguyên; chuyên ngành: Lâm sinh; mã số: 62 62 02 05.
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
1. Đặc điểm sinh học
Dẻ anh là cây gỗ lớn đa mục đích, hạt ăn ngon; thân tròn thẳng, cao tới 25 m, đường kính có thể tới 80 cm; quả chín vụ chính từ tháng 9 – 10, vụ phụ từ tháng 5 – 6. Dẻ anh có biên độ sinh thái rộng, phân bố từ 11o26’N (Đạ Huoai) đến 14o47’N (Kon Plông), độ cao phổ biến dưới 1.500 m, độ dốc dưới 20o. Dẻ anh phân bố trong kiểu rừng thường xanh đến bán thường xanh cây lá rộng xen cây lá kim, nơi có lượng mưa trung bình năm 1.548 – 3.144 mm, nhiệt độ bình quân năm 18 – 23,4 oC, trên 2 loại đất chính là đất xám phát triển trên đá Granit và đất nâu đỏ trên đá Bazan. Ở đai thấp Dẻ anh là loài ưu thế, với chỉ số IV % cao ở đai < 1.500 m (25,3 %), độ cao > 1.500 m thì Dẻ anh không có trong công thức tổ thành. Dẻ anh có khả năng tái sinh tốt, mật độ tái sinh dao động từ 1.667 đến 2.333 cây/ha, chỉ số IV % = 8,6 – 16,1 % ở đai thấp (< 1.000 m) trong rừng thường xanh, với độ tàn che 0,45 – 0,55. Ở đai cao > 1.500 m, mật độ tái sinh thấp 167 cây/ha, chỉ số IV % = 1,5 %.
2. Đặc điểm và phương thức bảo quản hạt
Ở trạng thái vỏ quả nứt độ thuần của hạt cao nhất đạt 89,2 %, khối lượng trung bình 1.000 hạt cao nhất là 4.877 g, thấp nhất ở trạng thái vỏ quả xanh độ thuần là 68,2 % và khối lượng trung bình 1.000 hạt là 4.172,5 g. Kích thước hạt thay đổi theo độ cao, ở đai > 1.500 m: đường kính hạt 25,3 mm và độ dày hạt là 17,9 mm, thấp nhất là đai < 500 m: đường kính hạt là 19,5 mm và độ dày hạt là 14,9 mm. Hạt Dẻ anh có hàm lượng protein 4,45 %, tinh bột 73,15 % và đường hòa tan 14,05 %. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Dẻ anh giảm dần theo thời gian bảo quản, bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5 oC cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất, sau 90 ngày tỷ lệ nảy mầm đạt 44,2 %.
3. Chọn cây trội và kỹ thuật nhân giống
Tuyển chọn được 14 cây trội có năng suất quả từ 28,5 41,5 kg/cây/năm, độ vượt so với quần thể từ 28,7 – 81,4 %. Xử lý hạt bằng cách ngâm hạt 30 phút trong dung dịch thuốc trừ nấm Carbenzim 500FL, sau đó ngâm nước ấm 40 – 50 oC trong 6 giờ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất (86,7 %) ở trạng thái vỏ quả nứt. Dẻ anh ở giai đoạn vườn ươm bố trí thành phần ruột bầu 99 % đất tầng A + 1 % supe Lân và che sáng 50 – 75 % cho tỷ sống và sinh trưởng cây con cao nhất. Phương pháp ghép áp với cành bánh tẻ cây mẹ cấp tuổi từ 5 – 10 tuổi, thời vụ ghép cuối tháng 7 cho tỷ lệ sống của cành ghép cao nhất. Giâm hom với hormon IBA, dạng dung dịch với nồng độ 800 ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt 58,3 %, với 2,5 rễ/hom, chỉ số ra rễ 17,3 %, thời vụ giâm hom thích hợp là cuối vụ Xuân. Dẻ anh áp dụng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp, chỉ đạt 33,3 % sau 150 ngày khi sử dụng hormon IBA với nồng độ 600 ppm.
4. Năng suất, sản lượng và quan hệ giữa năng suất hạt với một số chỉ tiêu sinh
Năng suất hạt của Dẻ anh cao nhất 18 kg/cây ở đai ³ 1.500 m, tiếp đến là đai < 500 m với 16,3 kg/cây, thấp nhất là đai 500 – 1.000 m (14,4 kg/cây). Sản lượng hạt Dẻ anh ở các đai cao có sự khác nhau rõ rệt, cao nhất đạt 1.152 kg/ha/năm ở đai 500 – 1.000 m, thấp hơn ở đai < 500 m với 815 kg/ha/năm và giảm xuống còn 770 kg/ha/năm ở đai 1.000 – 1.500 m, thấp nhất là đai > 1.500 m (252 kg/ha/năm). Năng suất quả Dẻ anh có quan hệ khá chặt với St*Hvn theo hàm Linear:
Chi tiết luận án và tóm tắt xem tại đây: Tom tat LA và Luan an
Tin mới nhất
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
Các tin khác
- Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016
- Thông tin buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện của NCS Lê Minh Cường
- Tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Lê Minh Cường
- Tổ chức Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở cho NCS Phan Thanh Lâm
- Tổ chức Tiểu ban chấm chuyên đề cho NCS Nguyễn Minh Chí