Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam xin giới thiệu luận án Tiến sĩ của NCS Lê Minh Cường về đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Sồi phảng (Lithocarpus fissus (Champ. ex Benth.) A.Camus) phục vụ sản xuất gỗ lớn ở vùng Trung tâm và Đông Bắc Bộ. Chuyên ngành: Lâm sinh; mã số 62 62 02 05.
Tóm tắt những kết luận mới của luận án:
1.1. Đặc điểm lâm học của Sồi phảng
Sồi phảng là cây bản địa thuộc họ Dẻ, gỗ tốt, phân bố rộng từ miền Bắc đến miền Trung và Tây nguyên, ở độ cao 100 – 800m, có nhiệt độ bình quân 22,3- 23,60C với lượng mưa 1.200 – 2.100mm/năm, độ sâu tầng đất trung bình đến dày. Là một trong những loài cây ưu thế có hệ số tổ thành theo giá trị quan trọng IV% từ 8,28 – 38,00%. Cây ra hoa từ tháng 3 đến tháng 4, đậu quả tháng 4 – tháng 5, quả chín vào tháng 5 – 6 và rụng vào tháng 7. Một số chỉ tiêu cấu tạo giải phẫu của lá Sồi phảng có xu thế tăng theo tuổi, hàm lượng diệp lục tổng số và tỷ lệ dla/dlb tăng dần nhưng tuổi 7 – 14 (2,73 – 2,87) thể hiện yêu cầu ánh sáng của cây ở mức trung bình cũng phù hợp với đặc điểm cấu tạo giải phẫu lá.
1.2. Đánh giá các mô hình rừng trồng Sồi phảng
Sồi phảng trồng theo kỹ thuật “bán thâm canh” có lượng tăng trưởng bình quân 1,24cm – 2,34cm/năm về đường kính và 1,13m – 2,06m/năm về chiều cao. Có hàm lượng P2O5, K2O và N tổng số trong đất và lá cây Sồi phảng tốt cao hơn trong đất và lá cây Sồi phảng xấu. Có hiện tượng tạm gọi là “đổi trục” của cây con ở giai đoạn tuổi 1 – tuổi 3.
1.3. Giống và kỹ thuật trồng Sồi phảng
Đã chọn được 2 xuất xứ Cẩm Phả và Đoan Hùng là có triển vọng hơn cả. Cây con ở vườn ươm cần che sáng 50 – 75%. Cây Sồi phảng 4 – 5 tuổi có chiều cao bình quân là 4,5 – 6,1m và đường kính bình quân là 7,4 – 10cm, đường kính tán bình quân là 4,7 – 7m, chiều cao dưới cành là 1,2 – 1,8m. Cây ở các thí nghiệm làm đất theo rạch và cuốc hố, trồng xen Sắn hoặc trồng làm giàu rừng hỗn loài, bón lót 200g NPK + 300g hữu cơ vi sinh/cây có xu thế sinh trưởng khá hơn so với công thức khác cùng thí nghiệm.
Conclusiton summary of the Thesis:
1.1. Silvic characters of Lithocarpus fissus
Lithocarpus fissus, a native species of the Fagaceae, widely distributes from the North to the Middle and Central Highlands, focuses at the altitude of 100 – 800m above sea level, annual average temperature is 22.3- 23.60C; rainfall is 1.200 – 2.100mm/year; soil layer is from average to thick. The species flowers from March to April, fruits in April to May, fruits ripen in May-June and fall down in July. The content of chlorophill and the ratio of dla/dlb in leaves increase overtime, to be 3,74-3,99mg/g fresh leaf and 2,73-2,87 at ages 7-14, showing that the species is average bright prefered.
1.2. Assessment of Lithocarpus fissus plantation model
Lithocarpus fissus planted by “semi-intensive cultivation” has the annual average growth from 1.24cm/year to 2.34cm/year in diameter, and from 1.13m/year to 2.06m/year in height. Content of P2O5, K2O and total N in good soil and good leaves are better than those in bad soil and bad leaves. There is a phenomenon called “axis change”of seedlings at ages of 1-3.
1.3. Variety and technique to plant Lithocarpus fissus
Provenances of Cam pha and Doan Hung are the most potential. Seedlings of the species in the nursery need shading of 50 – 75% direct light. Trees at ages of 4 – 5 years have average height of 4,5 – 6,1m and average DBH of 7,4 – 10cm, average diameter of leaf canopy of 4,7 – 7m, height under branch of 1,2 – 1,8m. The experiment: site preparation by hole diging, interplanted by cassava or enrichment, fertilized by 200g NPK + 300g microorganic fertilizer/trees, trees have a trend to grow better than other formulas of the experiment.
Chi tiết luận án và tóm tắt luận án có thể xem tại đây: LUẬN ÁN và Tóm tắt luận án
Tin mới nhất
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
- Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tiệp bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
Các tin khác
- Thông tin buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ của NCS Lê Văn Bình
- Thông tin buổi bảo vệ luận án của NCS Trần Hữu Biển
- Thông tin buổi vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện NCS Nguyễn Thị Thúy Nga
- Thông tin buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện của NCS Khuất Thị Hải Ninh
- Thông báo tổ chức buổi lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Lê Văn Bình