Lê Xuân Tùng, Trần Văn Tiến, Lưu Thế Trung
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh Lâm Đồng
TÓM TẮT
Bước đầu điều tra thành phần loài và giá trị sử dụng của tre trúc và song mây ở Lâm Đồng cho thấy có 6 chi và 13 loài, trong đó nhóm tre trúc có 4 loài thuộc 3 chi và nhóm song mây 9 loài thuộc 3 chi được người dân sử dụng cũng như để trao đổi và buôn bán. Bộ phận sử dụng chính của tre trúc song mây là thân, ngoài ra măng của 2 loài là lồ ô (Bambusa procera) và Le (Gigantochloa sp.) ăn rất ngon nên ngoài việc sử dụng trong gia đình còn được chế biến để buôn bán. Công dụng và sản phẩm của tre trúc và song mây rất đa dạng nhưng có thể chia thành hai nhóm chính là nhóm sử dụng hàng ngày như làm khung nhà, đan sọt, làm tăm, tăm nhang, đũa…; nhóm sử dụng làm đồ mỹ nghệ như bàn, ghế, chén, tủ….
Từ khoá: Tre trúc, Song mây, Sử dụng, Lâm Đồng
MỞ ĐẦU
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, có diện tích rừng khoảng 618.543ha, đứng thứ tư trên toàn quốc và có rất nhiều chủng loại lâm sản cho sợi như: Tre, nứa, Lồ ô, Song mây các loại. Riêng tre trúc các loại có trữ lượng khoảng 663,6 triệu cây (SNN&PTNT 2003). Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu lớn và ổn định cho phát triển công nghiệp chế biến và các loại ngành nghề như thủ công mỹ nghệ, đan lát, đũa, tăm, nhang… Do đó, Tre trúc và Song mây là hai nhóm loài có rất nhiều dạng sử dụng khác nhau và có giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn. Tuy nhiên, để phát triển cũng như duy trì ổn định lâu dài nguồn nguyên liệu, một vấn đề được đặt ra là phải điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn lâm sản này, trong đó việc điều tra đánh giá thành phần loài và giá trị sử dụng là cần thiết.
(Trang 1252-1255)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Trồng rừng keo gỗ xẻ: một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và khuyến nghị các giống keo phù hợp
- Ảnh hưởng của N, P và K đến sinh trưởng cây Kháo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi ở vườn ươm
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố và nguy cơ tuyệt chủng loài cây Pơmu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân liên, Thường Xuân, Thanh Hóa
- Nghiên cứu xây dựng các thông số công nghệ uốn ép gỗ Keo lai
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, thời gian ngâm polyetylenglycol (Peg-600) đến ổn định của thớ gỗ Mỡ biến tính