Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Thanh Trăng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Đỗ Tiến Phát, Nguyễn Văn Phượng, Lê Văn Sơn, Chu Hoàng Hà
Viện Công nghệ Sinh học
TÓM TẮT
Năm mươi (50) mẫu lá loài Mỡ Hải Nam thu thập từ rừng trồng khảo nghiệm xuất xứ có nguồn gốc địa lý khác nhau (Trung Quốc 2 vùng và Việt Nam 1 vùng) đã được phân tích đánh giá mức độ đa dạng di truyền của loài và xuất xứ bằng việc sử dụng các chỉ thị phân tử RAPD và chỉ thị lục lạp cpSSR nhằm đưa ra giải pháp hợp lý cho việc bảo tồn nguồn gen của loài Mỡ Hải Nam trong tương lai. Có 3 trong số 5 mồi RAPD được sử dụng là OPB18, RA46 và RA159 cho tính đa hình với các đoạn ADN của loài, còn lại 2 mồi OPB10 và RA142 không cho tính đa hình. Trong số 50 mẫu Mỡ Hải Nam, có 1 mẫu (II-6, Tianlake Jiangfeng) tách biệt hẳn về mặt di truyền so với các mẫu còn lại, với mức độ tương đồng là 58,3%. Các mẫu còn lại có độ tương đồng khá cao, từ 82 đến 100%.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra cây riêng lẻ với đường kính gốc, làm cơ sở truy tìm thể tích những cây Keo tai tượng (Acacia mangium) bị mất ở rừng trồng thuần loài đều tuổi
- Khả năm tái sinh của các loài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng Luồng
- NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG VỐI THUỐC RĂNG CƯA (Schima superba Gardn. Et Champ) VÙNG TÂY NGUYÊN
- Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv) tại Bình Phước
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích Gibberelline GA 4/7 tới sự ra hoa của vườn giống Thông nhựa