Nguyễn Quang Trung
Trung tâm Nghiên cứu và CGCN Công nghiệp rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Diện tích rừng trồng Bạch đàn Urophylla ngày càng tăng và chiếm tỉ lệ diện tích khá lớn trong các khu rừng trồng công nghiệp hiện nay ở Việt Nam. Sản lượng khai thác hàng năm gỗ Bạch đàn urophylla ước tính trên một triệu mét khối. Gỗ Bạch đàn urophylla hiện nay chủ yếu được chế biến làm dăm gỗ; nguyên liệu dăm gỗ được sử dụng cho công nghiệp chế biến giấy, sản xuất ván dăm, ván sợi và dăm gỗ cho xuất khẩu. Hạn chế hiện tượng nứt đầu, biến dạng mạnh trong quá trình chế biến để sử dụng gỗ Bạch đàn urophylla như một loại nguyên liệu đóng đồ mộc sẽ chẳng những nâng cao giá trị nguồn nguyên liệu gỗ Bạch đàn mà còn góp phần giải quyết khó khăn về nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc hiện nay, góp phần tăng thu nhập cho người trồng rừng và phát triển bền vững rừng trồng Bạch đàn urophylla.Gỗ Bạch đàn là loại gỗ cứng, có khối lượng thể tích cao hơn các loại gỗ Keo, nhưng một số đặc tính về độ bền cơ học (ví dụ như uốn tĩnh xuyên tâm, uốn tĩnh tiếp tuyến.. ) thấp hơn gỗ Keo lá tràm. Mức độ co rút theo các phương tiếp tuyến và xuyên tâm lớn hơn gỗ Keo lá tràm. Nứt đầu (đối với cả gỗ tròn và gỗ xẻ) là đặc điểm nổi bật và khó khắc phục nhất đối với gỗ Bạch đàn urophylla.
Một số giải pháp kĩ thuật nhằm nâng cao tỉ lệ sử dụng và chất lượng sản phẩm gỗ Bạch đànurophylla là nguyên liệu gỗ xẻ đóng đồ mộc: Tránh khai thác gỗ vào mùa mưa để hạn chế sự tấn công của mọt nước. Gỗ tròn sau khi chặt hạ, cắt khúc phải được giữ trong môi trường độ ẩm cao (trên 80%). Khi đưa vào xẻ, gỗ tròn phải có độ ẩm từ 70-75%. Với công nghệ, thiết bị và đường kính gỗ Bạch đàn urophylla nhỏ như hiện nay, sơ đồ xẻ suốt cho hiệu quả cao. Gỗ sau khi xẻ cần phải được hong phơi trong điều kiện điều tiết được quá trình thoát ẩm của gỗ xẻ. Để hạn chế biến dang sản phẩm, gỗ xẻ phải được sấy trong lò sấy hơi nước có chế độ sấy mềm. Công đoạn bảo quản gỗ tròn có thể thực hiện trong quá trình lưu trữ gỗ trước khi xẻ. Bảo quản gỗ xẻ có thể thực hiện ngay sau khi xẻ trong quá trình hong phơi, như là một giải pháp kết hợp kiểm soát độ ẩm của sản phẩm, của môi trường nhằm hạn chế biến dạng của gỗ xẻ.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 435-444)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống thiết bị tự động điều khiển nhiệt độ và tốc độ khuấy dung dịch để sản xuất keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến thiết bị bẫy đèn diệt côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả cao và sử dụng điện năng lượng mặt trời”
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“.
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu sử dụng tổng hợp gỗ Tràm
- Nghiên cứu sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính
- Tính chất vật lý, cơ học và hướng sử dụng gỗ của một số loài cây cho trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam bộ
- Kết quả nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị làm đất chăm sóc rừng
- Kết quả nghiên cứu cải tiến nhà giâm hom cây lâm nghiệp