Nguyễn Tiến Dũng
Khoa Lâm nghiệp
Đại học Tây Bắc
TÓM TẮT
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp các tổ chức nội bộ các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng. Cấu trúc rừng bao gồm: Cấu trúc sinh thái ,Cấu trúc hình thái, Cấu trúc thời gian.Rừng thứ sinh nhiệt đới có cấu trúc rất phức tạp, nó tuỳ thuộc vào mức độ tác động của con người. Trong công tác khoanh nuôi phục hồi rừng, để rút ngắn thời gian phục hồi rừng và đạt được hiệu quả mong muốn, Việc nghiên cứu cấu trúc rừng là việc làm hết sức cần thiết.
Từ khoá: cấu trúc rừng, phục hồi rừng, khu bảo tồn Copia
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại. Rừng có vai trò rất lớn đối với môi trường sinh thái cũng như đời sống xã hội. Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm, đến cuối 2005 diện tích rừng nước ta là 12.616.700ha, trong đó rừng tự nhiên 10.283.173 ha chiếm 81,5% rừng trồng: 2.333.526 ha chiếm 18,5%. Tuy diện tích rừng và độ che phủ tương đối cao nhưng diện tích rừng nguyên sinh chỉ chiếm khoảng 7% và có tới gần 70% là rừng thứ sinh nghèo. Rừng thứ sinh nghèo là kết quả của quá trình khai thác cạn kiệt sau một thời gian dài mà không có biện pháp phục hồi rừng. Hiện nay quá trình khoanh nuôi rừng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc để cho rừng phục hồi tự nhiên, chưa có các biện pháp tác động tích cực đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng.
Tài nguyên rừng của khu bảo tồn thiên nhiên Copia nằm trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cũng nằm trong thực trạng chung đó. Chiếm tỉ lệ không nhỏ diện tích là rừng thứ sinh nghèo đã bị tác động rất mạnh, cấu trúc rừng bị phá vỡ, diện tích rừng phân tán… mặt khác tại đây chưa có những nghiên cứu cụ thể để đề xuất các biện pháp tác động phù hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng. Vì vậy công tác khoanh nuôi phục hồi rừng còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả bước đầu nghiên cứu cải tiến nhà giâm hom cây giống lâm nghiệp
- Đánh giá chất lượng nhựa Thông caribê (Pinus caribaea) tại Đại Lải
- Kỹ thuật trồng cây Cọc dậu
- Nghiên cứu một số đặc tính của chế phẩm bảo quản lâm sản từ dầu vỏ hạt Điều
- Bước đầu nghiên cứu nâng cao khối lượng thể tích gỗ Hông ( Paulownia fortunei)