Mở đầu
Cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) phân bố rộng khắp trên thế giới, là một họ thực vật điển hình của rừng nhiệt đới Đông Nam á gồm 13 chi và 470 loài. Họ này có ý nghĩa lớn về kinh tế và sinh thái học. Chi Dipterocarpus là một trong 8 chi thuộc tộc Dipterocarpeae thuộc họ phụ Dipterocarpoideae, gồm 69 loài phân bố ở Srilanka, ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Bali, Boneo, Trung Quốc…. ở Việt Nam các loài thuộc chi Dipterocarpus gồm 14 loài phân bố ở cả hai miền Bắc và Nam. Ngoài việc cung cấp gỗ dùng trong gia dụng, chế biến ván ép, ván sàn, các loài cây họ Dầu còn cho một số sản phẩm làm sơn véc-ni, trồng làm cây cảnh trên đường phố, cây bóng mát trong công viên. Do chiến tranh phá hoại và do khai thác không hợp lý mà diện tích rừng có cây họ Dầu giảm đi đáng kể cả về diện tích và trữ lượng rừng. Có những loài chỉ còn thấy như những cá thể đơn lẻ còn xót lại (Chò nâu) ở Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Cạn. Bên cạnh đó có những loài không còn tìm thấy ở rừng tự nhiên mà chỉ tìm thấy ở rừng tái sinh ( Dầu song nàng). Do tính chất có chứa dầu nên những cây họ này thường mất sức nảy mầm vì vậy số lượng cây ngày càng ít. Trước thực trạng này, việc tìm hiểu đa dạng di truyền loài này rất cần thiết từ đó có phương án bảo tồn nguồn gen cây rừng .Phân loại và đánh giá mức độ đa dạng của thực vật dựa vào hình thái mất nhiều thời gian và độ chính xác hạn chế. Để khắc phục những nhược điểm đó trong những năm gần đây, chỉ thị phân tử đã được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền, mối quan hệ họ hàng và phân biệt các cá thể, giống, loài, trong đó họ Dầu (Dipterocarpaceae) cũng được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Trong nghiên cứu trước, chúng tôi đã tìm hiểu mối quan hệ di truyền của 6 chi thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Trong nghiên cứu này,dựa vào chỉ thị RAPD và chỉ thị ADN lục lạp, chúng tôi đi sâu nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 12 loài thuộc chi Dipterocarpus (Dipterocarpaceae).
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Nghiên cứu giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn tại Xuân Thuỷ - Nam Định
- Kỹ thuật trồng cây Trôm
- Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phát triển cây Dó trầm tại Hà Tĩnh
- Bước đầu tìm hiểu các chất tạo trầm nhân tạo trên cây Dó bầu (Aquilaria crassna) tại Việt Nam
- Báo cáo thực trạng phát triển loài cây Dó bầu và Trầm hương trên thị trường Hà Tĩnh