Đoàn Đình Tam
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
TÓM TẮT
Vùng ven biển miền Bắc Việt Nam có 127.647ha đất rừng ngập mặn. Trong đó, diện tích đất có rừng chiếm 38,08%, diện tích đất không có rừng chiếm 32,45%. Trong những năm qua các địa phương tập trung vào việc trồng thuần loài hoặc hỗn giao các loài cây Bần chua, Trang ở những vùng cửa sông, độ mặn <18%o hoặc các loài Đước, Vẹt, Mắm ở các khu vực có độ mặn cao, từ 18 đến 25%o, với các biện pháp kỹ thuật truyền thống trên các dải bãi bồi hoặc trồng bổ sung vào các lỗ trống trong rừng. Trên những lập địa ít khó khăn. Tuy nhiên tỷ lệ thành rừng của rừng trồng trong những năm qua thấp (dưới 42%).
Vùng ven biển miền Bắc có 18 dạng lập địa chính của 02 loại đất (ngập mặn không có phèn tiềm tàng và ngập mặn phèn tiềm tàng trung bình và yếu) được ghép thành 4 nhóm dạng lập địa tương ứng với các mức độ là ít khó khăn: 70.854ha (chiếm 55,5%); khó khăn: 37.352ha (chiếm 29,3%); rất khó khăn: 13.224ha (chiếm 10,4%); đặc biệt khó khăn: 6.217ha (chiếm 4,9%). Cây trồng tại các mô hình thí nghiệm nhìn chung có tỷ lệ sống cao (trên 93%), cây trồng sinh trưởng tương đối tốt. Các yếu tố môi trường đất, nước, phù sa chưa có sự biến động do thời gian theo dõi còn ngắn.Từ khoá: Rừng ngập mặn, Lập địa khó khăn, Kỹ thuật trồng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường đặc biệt là chắn sóng bảo vệ đê biển nhất là sau khi xảy ra thảm hoạ sóng thần ở Tsynami.Việc trồng rừng ngập mặn hiện nay nhìn chung là thuận lợi, tỷ lệ thành rừng tương đối cao do việc phân bố của rừng ngập mặn thường gắn với đặc điểm đất phù sa và đặc điểm thuỷ triều. Ở vùng ven biển phía Bắc, rừng ngập mặn gây trồng chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải chỗ nào cũng có rừng ngập mặn phân bố tự nhiên hoặc gây trồng rừng ngập mặn một cách thuận lợi cho dù ở đó rất cần thiết phải xây dựng một hệ thống rừng ngập mặn nhằm chắn sóng biển, bảo vệ đê điều, chống sụt lở bờ biển, hạn chế tác hại của gió bão,…
Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển miền Bắc Việt Nam được đặt ra là hết sức cần thiết, nhằm xây dựng những cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn, góp phần chắn sóng, bảo vệ đê biển phòng tránh xói lở bờ biển cũng như giảm thiểu tác hại của gió bão, sóng tới môi trường vùng ven biển và khôi phục những diện tích đất ngập mặn bị thoái hoá.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 221-229)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Nghiên cứu kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau
- Kỹ thuật trồng cây Tai chua lấy quả
- Nghiên cứu tuyển chọn và nhân nhanh dòng ưu trội về sinh trưởng và chất lượng gỗ Keo tai tượng tại Tuyên Quang để phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng
- Đánh giá ảnh hưởng của Cà phê đến môi trường ở Tây Nguyên
- Đánh giá mức độ suy thoái của rừng phòng hộ đầu nguồn cho lưu vực sông Đạ Tẻh và đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển bền vững