Nguyễn Thanh Sơn, Trần Văn Con
Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Nguyễn Danh
Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai
TÓM TẮT
Chỉ số cạnh tranh phản ánh phân bố không gian sinh trưởng của các cây cá thể trong một lâm phần và sự tương tác cạnh tranh giữa chúng về chiếm lĩnh không gian và tận dụng nguồn tài nguyên. Chỉ số cạnh tranh có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vị thế của cây tùy theo cách tính toán có dựa vào khoảng cách đến các cây kế cận hay không. Bài báo đã xác định hai nhóm các chỉ tiêu cạnh tranh: (i) nhóm các chỉ số không phụ thuộc vị thế xã hội bao gồm tiết diện lâm phần, kích thước tương đối của cây, chỉ số TCI; và (ii) nhóm các chỉ số phụ thuộc vị thế xã hội bao gồm vị thế cây theo Dawkin và vùng ảnh hưởng chồng nhau CIO. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu này có thể sử dụng để dự đoán phản ứng sinh trưởng của cây cá thể bằng các mô hình mô phỏng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp xử lý lâm sinh trong nuôi dưỡng rừng tự nhiên.
Từ khóa: Chỉ số cạnh tranh, Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, Sinh trưởng, Tỷ lệ chết.
MỞ ĐẦU
Các ý tưởng hiện có về sự cạnh trạnh giữa các cây trong lâm phần có thể tóm tắt ở 5 tiên đề sau đây (Ford và Sorrensen, 1992): (i) Cây rừng làm thay đổi môi trường chúng sống theo hướng làm giảm nguồn sống của các cây khác (cạnh tranh); (ii) Cơ chế bậc một của cạnh tranh là sự tương tác về không gian sinh trưởng; (iii) Cây bị chết là do khi cạnh tranh đã phản ứng chậm hơn dẫn đến sinh trưởng bị suy giảm khi nguồn lực bị cạn kiệt; (iv) Cây rừng tự điều chỉnh theo thay đổi của môi trường, phản ứng với sự cạnh tranh và thay đổi bản chất của cạnh tranh; và (v) Có sự khác nhau theo loài trong quá trình cạnh tranh. Các nhà sinh thái học đã sử dụng rất nhiều phương pháp để nghiên cứu ảnh hưởng của sự cạnh tranh đến quá trình sinh trưởng và sự tồn tại của cây rừng. Cách tiếp cận thông dụng nhất là sử dụng các mô hình hồi qui để kiểm định ảnh hưởng đến sinh trưởng của các chỉ số cạnh tranh giữa các cây cạnh tranh với nhau (Bella1971; Hegyi 1974, …). Có hai phương pháp cơ bản để xác định chỉ số cạnh tranh: (1) Các phương phápdựa trên các tham số thống kê được từ các ô đo đếm (còn gọi là phương pháp không phụ thuộc khoảng cách), không cần biết đến vị trí xã hội của cây trong lâm phần, do đó về mặt phương pháp việc phân tích số liệu đơn giản và dễ thực hiện hơn. (2) Các phương pháp phụ thuộc khoảng cách dựa trên vị thế xã hội của cây trong lâm phần (Ek và Monserud, 1974.
(Trang 1141-1148)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả với chất lượng hạt giống loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis)
- Nghiên cứu thăm dò một số đặc điểm sinh thái và khả năng gây trồng cây Xoay tại Gia Lai
- Một số đặc điểm sinh thái, vật hậu cây Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) alston) tại Phú Yên và Bình Định
- Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng trên các mô hình rừng trồng
- Ảnh hưởng của vi khuẩn methylobacterium radiotolerans 1019 lên sự phát sinh cơ quan ở thực vật