Phạm Văn Bốn
Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Kết quả điều tra tại 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định cho thấy cây Thanh thất phân bố nhiều trên đất nâu xám, phát triển trên đá granite; thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, pha cát); đất hơi chua, nghèo dinh dưỡng. Mật độ Thanh thất có xu hướng giảm nhanh theo hướng tăng độ cao so với mực nước biển, tập trung nhiều ở độ cao dưới 300m. Thanh thất phân bố chủ yếu ở các trạng thái rừng thứ sinh, đám trống trong rừng, ven đường, ven nương rẫy, khe suối. Mật độ Thanh thất tái sinh thấp, giảm dần theo chiều tăng của cấp độ tàn che của tán rừng. Thanh thất ra hoa vào tháng 3-4, quả chín vào tháng 6-7. Ngoài ra, Thanh thất còn ra hoa rải rác vào các tháng khác trong năm, tuy nhiên tỷ lệ đậu quả thấp. Quả phát tán nhờ gió, cần thu hái quả kịp thời trước khi quả rụng.
Từ khóa: Sinh thái, vật hậu, cây Thanh thất, Phú Yên, Bình Định.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng trên các mô hình rừng trồng
- Ảnh hưởng của vi khuẩn methylobacterium radiotolerans 1019 lên sự phát sinh cơ quan ở thực vật
- Kết quả giâm hom Bách vàng phục vụ bảo tồn nguồn gien cây rừng
- Nhân giống Lát hoa bằng phương pháp nuôi cấy mô
- Cấu tạo gỗ cây Sưa Dalbergia tonkinensis Prain