Kết quả nghiên cứu sử dụng tổng hợp gỗ Tràm

Bùi Duy Ngọc

Phòng nghiên cứu Chế biến lâm sản

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Gỗ tràm có đường kính nhỏ, khúc gỗ tròn có độ cong, độ thon, độ ô van lớn, tỷ lệ co rút của gỗ tràm theo các chiều xuyên tâm, tiếp tuyến, dọc thớ cao do đó không nên sử dụng gỗ tràm làm gỗ xẻ. Để đa dạng hóa sản phẩm từ gỗ tràm có thể lựa chọn những khúc gỗ tròn có đường kính lớn (hơn 15cm) và tương đối thẳng tròn đều để làm gỗ xẻ. Gỗ tràm bám dính tốt với keo PVAc.Ván dăm được làm từ 100% nguyên liệu gỗ tràm đáp ứng yêu cầu ván dăm thông dụng sử dụng ở điều kiện khô (theo TCVN – P1). Ván dăm được sản xuất từ hỗn hợp dăm gỗ tràm và keo lai theo tỉ lệ pha trộn khối lượng dăm gỗ tràm/dăm gỗ keo lai là 60/40% có chất lượng đáp ứng yêu cầu sản phẩm ván dăm không chịu tải sử dụng trong điều kiện ẩm (theo TCVN-P3. 2007).Để nâng cao giá trị của gỗ tràm, nên sử dụng gỗ tràm theo hướng “sử dụng tổng hợp” đó là: làm cừ; làm gỗ xẻ (xẻ nan, ván ghép thanh, ghép hộp); băm dăm (làm nguyên liệu giấy, làm ván dăm, ván MDF); làm củi (hầm than).

Từ khóa: Gỗ tràm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng bằng sông Cửu Long với 2 hệ sinh thái rừng rất quan trọng là: hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm. Hệ sinh thái rừng tràm phát triển trên vùng ngập nước nội địa và nơi đất bị phèn có địa hình thấp, với loài cây rừng chính là tràm.

Trong những năm gần đây, biến động về diện tích đã phản ánh sự phát triển không bền vững của rừng tràm. Từ 2002 đến 2005 diện tích rừng tràm tăng lên nhanh chóng (tăng thêm 23.967ha) sau đó giảm dần từ 2006 đến 2008 . Trong 3 năm, diện tích rừng tràm sản xuất giảm đi 3.039ha. Sự biến động về diện tích rừng tràm chủ yếu là do giá bán cừ tràm thay đổi, phụ thuộc nhiều vào sự cân đối cán cân cung ứng và nhu cầu của sản phẩm này trên thị trường.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 426-435)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]