Kết quả nghiên cứu khắc phục một số nhược điểm của gỗ rừng trồng

Nguyễn Xuân Quyền, Vũ Đình Thịnh

Phòng Nghiên cứu Chế biến lâm sản

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu khắc phục nhược điểm rừng trồng nguyên liệu nhằm nâng cao chất lượng gỗ phục vụ công nghiệp chế biến là một trong những vấn đề quan trọng. Gỗ Keo lai được tác động bằng Amoniac nồng độ 24% sẽ giảm được độ giòn, trong quá trình gia công bề mặt gỗ không bị xước. Công riêng khi uốn va đập theo hướng tiếp tuyến của gỗ sau khi xử lý 72 giờ đạt 0.48kgm/cm3, gỗ không xử lý đạt 0.27kgm/cm3.­ Theo hướng xuyên tâm, gỗ sau khi xử lý 72 giờ Công riêng khi uốn va đập đạt 0.56kgm/cm, gỗ không xử lý Amoniac là 0.29 kgm/cm3. Đối với gỗ Keo tai tượng khi chưa tẩy trắng có mầu đen, sau khi dùng hóa chất tẩy mầu là H2O2 nồng độ là 7,5 %, thời gian nhúng mẫu vào dung dịch tẩy là 2 phút sau đó sấy với nhiệt độ sấy là 600C, thời gian sấy là 60 phút cho kết quả tẩy trắng tốt. Khi tiến hành loại bỏ một phần chất chiết xuất và nhựa chứa trong gỗ thông Caribê, mẫu gỗ được luộc trong 2 giờ, lượng nhựa và các chất chiết xuất khác thoát ra là 1.89%. Cường độ dán dính của gỗ Thông Caribê sau khi xử lý 2h tăng lên 2.27 MPa.

Từ khóa: Gỗ rừng trồng

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, diện tích rừng trồng ở nước ta là 2.770.182ha trong đó có 2,028,920ha diện tính rừng sản xuất. Trong những năm gần đây, gỗ rừng trồng đã và đang được đưa vào thực tế sản xuất, thay thế một phần gỗ rừng tự nhiên để đáp ứng yêu cầu về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất. Tuy vậy, khi sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc, gỗ rừng trồng đã xuất hiện một số nhược điểm như: sự không đồng đều về màu sắc của gỗ, gỗ bị giòn khiến quá trình gia công gặp nhiều khó khăn, trong gỗ tồn tại nhựa và túi nhựa hay gỗ bị nứt vỡ và biến dạng trong quá trình sấy.v.v.

Kết quả nghiên cứu của PGS,TS. Nguyễn Trọng Nhân (2005), cho biết những nhược điểm của gỗ rừng trồng về tính chất cơ, vật lý thấp, mầu sắc xấu, dễ bị cong vênh, nứt vỡ, khả năng bám dính hạn chế… làm cho quá trình gia công chế biến các sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn, chất l­ượng gỗ bị giảm sút, kéo theo chất l­ượng sản phẩm bị hạn chế, độ thẩm mỹ không cao, khó thuyết phục ng­ười tiêu dùng. Để sử dụng hiệu quả nguyên liệu gỗ rừng trồng cho sản xuất đồ mộc, cần tập trung nghiên cứu xác định khả năng đáp ứng về chất lư­ợng của những loại nguyên liệu hiện có ở trong n­ước, đồng thời tìm biện pháp công nghệ khắc phục một số hạn chế th­ường xuất hiện ở gỗ và tăng cường chất lượng theo yêu cầu của sản phẩm.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 445-452)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]