Nguyễn Văn Đức, Hoàng Thị Tám, Nguyễn Thị Hằng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nứa được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ Nứa nguyên liệu, dưới bàn tay khéo léo của người thợ thủ công đã sản xuất được nhiều mặt hàng mỹ nghệ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay trong sản xuất, Nứa phải được ngâm từ 3-4 tháng, gây ô nhiễm nguồn nước ao hồ. Kết quả nghiên cứu bảo quản Nứa nguyên liệu bằng các loại thuốc LN5, XM5 được phép sử dụng ở Việt Nam đã đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được thời gian, chỉ cần xử lý Nứa 7-10 ngày, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.
Từ khoá: Bảo quản, Nứa, Hàng thủ công mỹ nghệ, LN5, XM5.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nứa là một trong những nguồn lâm sản có giá trị và trữ lượng lớn, thuộc phân họ Tre (Bambusoideae),họ Hoà thảo (Poaceae), lớp cây một lá mầm (Liliopsida/ Monocotyledones). Nứa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, phục vụ nhu cầu cuộc sống con người. Người tiền cổ đã biết quẹt Nứa sinh ra lửa, sau đó người Trung Quốc đã biết chế biến Nứa sản xuất giấy,…
Ngày nay, Nứa được sử dụng rộng rãi, đa dạng. Trong xây dựng, Nứa được đan ghép thành tấm dùng làm vách ngăn, trần nhà. Nứa kết hợp với gỗ, keo dán tạo ván khổ rộng, làm nguyên liệu sản xuất đồ nội thất: ván thưng, ván hậu đồ mộc. Từ Nứa nguyên liệu đã sản xuất được nhiều mặt hàng mỹ nghệ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, cùng với cơ chế kinh tế mở cửa, ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta đang khởi sắc. Một số làng nghề truyền thống ở các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Nam Định, Thanh Hóa đang được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Các làng nghề đã thu hút được hàng nghìn lao động. Một số doanh nghiệp tạo điều kiện việc làm cho hàng trăm người, sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau như: đĩa, khay, bình, lọ,… từ nguyên liệu Nứa. Nhiều loại sản phẩm đã phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, cung cấp cho các khu du lịch, tăng thêm sức hấp dẫn với du khách nước ngoài. Một số hàng hóa đã xuất khẩu đi các nước như Hoa Kỳ, Úc, EU, Nhật Bản, Đài Loan,…
Nứa là vật liệu tự nhiên, ngay sau khi khai thác cũng như quá trình sử dụng, nứa có thể bị các loài sinh vật như mốc, mọt gây hại, làm giảm phẩm chất, phá hỏng hàng hoá. Vì vậy, trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề, nứa nguyên liệu được ngâm trong ao hồ từ 3-4 tháng để loại bỏ các chất chiết xuất là đối tượng thức ăn của sâu, nấm. Quá trình xử lý Nứa đã làm tiêu tốn thời gian, gây ô nhiễm nguồn nước ao hồ.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài được đặt ra “Nghiên cứu tuyển chọn thuốc và công nghệ bảo quản Nứa nguyên liệu làm hàng thủ công mỹ nghệphục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, giúp cho sản xuất phát triển bền vững.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống thiết bị tự động điều khiển nhiệt độ và tốc độ khuấy dung dịch để sản xuất keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến thiết bị bẫy đèn diệt côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả cao và sử dụng điện năng lượng mặt trời”
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“.
Các tin khác
- Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu nguồn gốc thực vật để làm thuốc bảo quản
- Nghiên cứu công nghệ bảo quản gỗ nguyên liệu đóng tàu đi biển
- Kết quả nghiên cứu sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính
- Nghiên cứu xử lý một số loại gỗ rừng trồng từ nhóm 5 đến nhóm 8 làm nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển
- Kết quả nghiên cứu sử dụng tổng hợp, có hiệu quả gỗ Tràm