Cao Hải Xuân
Trung tâm phát triển Nông Lâm nghiệp cao Hải Phòng
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh
Đại học Quốc gia Hà Nội
TÓM TẮT
Hệ thực vật bậc cao có mạch được người dân làm thuốc ở Vườn quốc gia Cát Bà là khá phong phú và đa dạng. Đã thống kê được là 443 loài thuộc 335 chi 118 họ thực vật, chiếm 11,5% tổng số loài cây dùng làm thuốc ở Việt Nam, trong đó có 10 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, chiếm 2,3% tổng số loài được sử dụng làm thuốc ở Cát Bà. Các taxon bậc họ, chi, loài thuộc ngành Hạt kín (Angiospermae) là đa dạng nhất với 109 họ, 324 chi và 428 loài (tập trung chủ yếu ở lớp 2 lá mầm với 83 họ chiếm 76,15% tổng số họ, 279 chi chiếm 86,11% tổng số chi và 372 loài chiếm 86,92% tổng số loài). Có 9 họ có số lượng loài cây nhiều nhất chiếm 7,6% tổng số họ nhưng chiếm tới 33,9% tổng số loài cây thuốc ở Cát Bà. Họ nhiều loài nhất là Euphorbiaceae có 27 loài chiếm 6,1%, Asteraceae có 24 loài chiếm 5,4% số loài và Fabaceae có 24 loài chiếm 5,4% tổng số loài cây thuốc ở Cát Bà. Năm chi đa dạng nhất với nhiều loài nhất là chi Ficus có 8 loài; tiếp đến là các chi Phyllanthus, Desmodium, Polygonum, và Citrus mỗi chi có 5 loài. Các loài cây thuốc được người dân Cát Bà sử dụng nhiều nhất là dạng cây thân thảo có 150 loài, chiếm 34%; tiếp đó là cây thân bụi có 122 loài chiếm 28%; cây thân gỗ có 101 loài chiếm 23% và cuối cùng là nhóm cây thân leo, thân bò có 70 loài chiếm 16% so với tổng số loài. Nơi sống của các loài cây thuốc tập trung chủ yếu ở rừng có 221 loài chiếm 50%; tiếp đến là ở vườn, nương, rẫy có 217 loài chiếm 49%; các trảng cây bụi, đồi núi có 126 loài chiếm 28,4% và ít nhất là ở ven biển, khe suối, ruộng nước có 52 loài chiếm 12% so với tổng số loài.
Từ khóa: Vườn Quốc gia Cát Bà, cây thuốc truyền thống.
MỞ ĐẦU
Từ thuở xa xưa cho đến ngày nay, đồng bào các dân tộc anh em trên đất nước ta đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc chữa bệnh. Số loài cây thuốc được ghi nhận vào năm 2006 là có 3849 loài chiếm khoảng 35% trong hệ thực vật Việt Nam. Cho đến nay các công trình nghiên cứu có tính hệ thống về khu hệ thực vật, tổ thành thực vật và việc đánh giá tính đa dạng sinh vật mới đang được tiến hành ở VQG Cát Bà còn nghiên cứu về cây thuốc vẫn chưa được quan tâm chú ý đến nhiều. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Cát Bà và vùng đệm (Hải Phòng)làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững”.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả chuẩn đoán dinh dưỡng qua hình thái của cây Chò chỉ
- Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật thâm canh đến rừng trồng Sở tại Đại Lải - Vĩnh Phúc
- Kết quả nghiên cứu nhân giống cây Ươi (Scaphium lychnophorum (Hance) Pierre)
- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi rừng tại khu bảo tồn Copia, Thuận Châu, Sơn La
- Kết quả bước đầu nghiên cứu cải tiến nhà giâm hom cây giống lâm nghiệp