Nguyễn Đức Kiên, Ngô Văn Chính
Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các phương thức trồng rừng phù hợp cho trồng rừng Giổi xanh và Re gừng ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành trên các thí nghiệm và mô hình lâm sinh của hai loài cây này tại Phú Thọ, Thanh Hóa và Gia Lai. Kết quả đánh giá cho thấy ở giai đoạn 6 – 10 tuổi không có sự khác biệt về sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng giữa hai phương thức trồng thuần loài và hỗn loài với các loài cây bản địa hoặc cây mọc nhanh. Re gừng có sinh trưởng kém trong các mô hình trồng hỗn giao theo hàng với Keo tai tượng hoặc hỗn giao theo cây trên hàng với Sồi phảng do bị chèn ép mạnh. Trong phương thức trồng hỗn giao theo băng với Keo tai tượng với kích thước băng chặt/băng chừa khác nhau cho thấy Sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng ở giai đoạn 6 tuổi ở băng chặt/băng chừa theo tỷ lệ 20m/20m tốt hơn rõ rệt ở băng chặt/băng chừa theo theo tỷ lệ 10m/10m. Các kết quả đánh giá góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho trồng rừng kinh tế của hai loài cây này.
Từ khóa: Giổi xanh, Re gừng, Thuần loài, Hỗn loài
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Ảnh hưởng của vi khuẩn methylobacterium radiotolerans 1019 lên sự phát sinh cơ quan ở thực vật
- Kết quả giâm hom Bách vàng phục vụ bảo tồn nguồn gien cây rừng
- Nhân giống Lát hoa bằng phương pháp nuôi cấy mô
- Cấu tạo gỗ cây Sưa Dalbergia tonkinensis Prain
- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển lâm nghiệp tỉnh Đắc Lắc