Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc nhiệm vụ quỹ gen cấp Quốc Gia

Thực hiện Quyết định số 547/QĐ/KHLN-KH ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Giám đốc Viện về việc Thành lập hội đồng Khoa học Công nghệ nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc nhiệm vụ quỹ gen cấp Quốc Gia. Ngày 07 tháng 3 năm 2016, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ: “Bảo tồn nguồn gen cây rừng”, Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Phí Hồng Hải.

Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Tập hợp và lưu giữ nguồn gen các loài cây rừng quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế ở Việt Nam.

– Xác định được đặc điểm lâm học và đa dạng di truyền của các loài cây rừng quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế nhằm góp phần khai thác và phát triển nguồn gen có giá trị vào trồng rừng.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ:

– Mười hai loài cây quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế đã được điều tra khảo sát chi tiết để chọn lọc cây đại diện và thu hái vật liệu di truyền. Trong đó có 5 loài đã được điều tra đặc điểm lâm học ở 39 ô tiêu chuẩn (2000-2500m2) để có cơ sở khoa học cho bảo tồn, khai thác và phát triển sau này.

– Đã chọn lọc được 1115 cây trội và cây đại diện để thu hái vật liệu nghiên cứu (bao gồm cả mẫu phân tích đa dạng di truyền).

– Đã xây dựng 9,0 ha khu bảo tồn chuyển chỗ cho Căm xe, Giáng hương quả to và Dầu song nàng tại Vĩnh Cửu, Đồng Nai; Dầu đọt tím tại Quảng Trị; Bạch tùng tại Lâm Đồng; Chai lá cong và Gụ mật tại Cát Tiên, Đồng Nai. Hầu hết các khu bảo tồn đều được kết hợp xây dựng như các khảo nghiệm hậu thế và/hoặc khảo nghiệm xuất xứ với mục đích khai thác phát triển sau này. Ngoài ra, một kho hạt giống đã tiếp tục được duy trì và bổ sung nguồn gen, đã và đang lưu trữ 3727 xuất xứ và lô hạt cá thể (nguồn gen) của 79 loài bản địa và 21 loài cây nhập nội, với mục đích bảo quản trung và dài hạn phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nghiên cứu sau này.

– Đánh giá đa dạng di truyền giữa các xuất xứ trong một loài đã được tiến hành cho 4 loài nhằm xác định phương án bảo tồn, thúc đẩy quá trình khai thác và sử dụng hiệu quả, bảo tồn bền vững và đa dạng các nguồn gen cây rừng, đồng thời phục vụ công tác cải thiện giống sau này. Tập hợp thông tin cần thiết và ảnh hoa quả cập nhật trên cơ sở dữ liệu (website: www.vafs.gov.vn) cho 96 loài cây bản địa. Tư liệu mới cho 79 loài cây về thông tin chung, hình thái, phân bố và giá trị sử dụng

– Thử nghiệm nhân giống thành công có 2 loài là Dầu đọt tim và Sao hải nam.

– Nghiên cứu sinh lý hạt giống cho Giáng hương quả to, Gụ mật, Bạch tùng và Bách xanh đá cho thấy hạt giống của các loài này có độ ẩm tự nhiên ban đầu thấp (<15%), và dễ bảo quản, không cần rút ẩm khi bảo quản hạt giống.

– Đã tiếp tục tiến hành chăm sóc, bảo vệ và đánh giá 77,7  ha rừng trồng bảo tồn và các khu bảo tồn đã được đề tài giai đoạn trước xây dựng. Đánh giá chung cho thấy một số loài có sinh trưởng và phát triển tốt.

Hội đồng đã nghiêm túc đánh giá toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ so với thuyết minh, đánh giá cao kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ và nhất trí xếp nhiệm vụ đạt loại “Khá”.

^2B326D7057BF65ED3D2DFA85BAEED3F2459F8457E43A100E95^pimgpsh_fullsize_distrTS. Phí Hồng Hải – Chủ nhiệm nhiệm vụ báo cáo trước Hội đồng

 

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]