Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ: “Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới”.

Thực hiện Quyết định số: 763 /QĐ/KHLN-KH ngày 31/12/2019 của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Ngày 11/02/2020, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài “Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới.

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn.

Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Lâm sinh.

Mục tiêu chung

Xác định được giống và hệ thống các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng gỗ lớn các giống Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm đã được công nhận trên đất trồng mới để áp dụng vào thực tiễn sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành.

Mục tiêu cụ thể

– Công nhận mở rộng ít nhất 1 giống Keo tai tượng, 2 giống Keo lai, 2 giống Keo lá tràm đã được công nhận trên đất trồng mới cho mỗi vùng trồng rừng chính gồm: Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, đảm bảo năng suất rừng trồng tối thiểu đạt 20m3/ha/năm cho Keo lai và Keo tai tượng; 15m3/ha/năm cho Keo lá tràm.

– Xây dựng được Quy trình kỹ thuật tổng hợp trồng rừng cung cấp gỗ lớn các loài keo trên đất trồng mới đảm bảo năng suất rừng trồng tối thiểu đạt 20m3/ha/năm đối với Keo lai và Keo tai tượng; 15m3/ha/năm đối với Keo lá tràm.

– Đề xuất được các giải pháp phát triển mở rộng mô hình.

Các nội dung nghiên cứu

–  Đánh giá thực trạng rừng trồng gỗ lớn của 3 loài ở 3 vùng nghiên cứu

– Điều tra, đánh giá đặc điểm của đối tượng đất trồng mới ở 3 vùng nghiên cứu

– Khảo nghiệm mở rộng các giống đã được công nhận của 3 loài keo trên đất trồng mới ở 3 vùng nghiên cứu (mỗi vùng 3 ha):

– Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn cho 3 loài keo trên đất trồng mới (mỗi vùng 10,33 ha):

– Xây dựng quy trình kỹ thuật tổng hợp và đề xuất các giải pháp phát triển mở rộng trồng rừng cung cấp gỗ lớn cho 3 loài keo:

 

Sản phẩm của Đề tài:

– Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn của 3 loài keo vùng Đông Bắc Bộ

– Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn của 3 loài keo vùng Bắc Trung Bộ

– Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn của 3 loài keo vùng Nam Trung Bộ

– Đánh giá sinh trưởng, năng suất gỗ của các mô hình đã có và xác định các mô hình trồng keo có triển vọng vùng Đông Bắc Bộ

– Đánh giá sinh trưởng, năng suất gỗ của các mô hình đã có và xác định các mô hình trồng keo có triển vọng vùng Bắc Trung Bộ

– Đánh giá sinh trưởng, năng suất gỗ của các mô hình đã có và xác định các mô hình trồng keo có triển vọng vùng Nam Trung Bộ

– Đề xuất các giải pháp phát triển mở rộng mô hình trồng rừng gỗ lớn các loài Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm trên đất trồng mới.

– Quy trình tổng hợp trồng rừng gỗ lớn Keo tai tượng (Acacia mangium Wild.) trên đất trồng mới

– Quy trình tổng hợp trồng rừng gỗ lớn Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) trên đất trồng mới

– Quy trình tổng hợp trồng rừng gỗ lớn Keo lai (Acacia hybrids)  trên đất trồng mới

– Đánh giá điều kiện lập địa của các mô hình trồng keo có triển vọng làm gỗ lớn vùng Đông Bắc Bộ

– Đánh giá điều kiện lập địa của các mô hình trồng keo có triển vọng làm gỗ lớn vùng Bắc Trung Bộ

– Đánh giá điều kiện lập địa của các mô hình trồng keo có triển vọng làm gỗ lớn vùng Nam Trung Bộ

– Đánh giá và phân chia dạng lập địa phù hợp trồng rừng cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới cho vùng Đông Bắc Bộ

– Đánh giá và phân chia dạng lập địa phù hợp trồng rừng cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới cho vùng Bắc Trung Bộ

– Đánh giá và phân chia dạng lập địa phù hợp trồng rừng cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới cho vùng Nam Trung Bộ

– Báo cáo Điều tra, đánh giá đặc điểm của các đối tượng đất trồng rừng mới chính ở vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ

– Công nhận 5 Giống Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai có triển vọng

– 9 ha Mô hình khảo nghiệm giống 3 loài keo

– 31 ha Mô hình thí nghiệm trồng thâm canh 3 loài keo

– Bài báo khoa học (3-4)

– Đào tạo sau đại học: Tiến sỹ, Thạc sỹ (1-2)

– Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài, Báo cáo sơ kết đề tài, Báo cáo tổng kết đề tài…

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]