Trần Văn Con
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Bài báo là kết quả phân tích bước đầu số liệu theo dõi từ 2004 – 2006 ở các ô tiêu chuẩn định vị để nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài, cấu trúc và động thái rừng tự nhiên kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại khu vực Kon Hà Nừng. Cấu trúc tổ thành được thể hiện bằng hệ số Shannon-Wiener (H’) và giá trị IV% tính bằng mật độ và tiết diện ngang tương đối. Phân bố N/D được mô phỏng bằng hàm Weibull cho thấy rừng có cấu trúc giảm thể hiện lớp cây tái sinh rất phong phú và được cấu thành bằng các loài chịu bóng. Tỷ lệ chết ở lớp cây tái sinh rất cao và giảm xuống bằng không ở các cấp kính lớn. Số cây tái sinh chuyển lên cấp kính d1,3>10 lớn hơn số cây chết trong các cấp kính đó. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan rất cao giữa tỷ lệ cây chết, cây chuyển lên và sự thay đổi của cấu trúc lâm phần. Dựa trên các kiến thức động thái này, một mô hình mô phỏng hệ thống động thái cấu trúc N/D của rừng được thử nghiệm
Từ khoá: Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, động thái, tái sinh tự nhiên, tỷ lệ chết, tỷ lệ chuyển cấp, tăng trưởng, cấu trúc, Kon Hà Nừng.
MỞ ĐẦU
Rừng là một hệ sinh thái luôn luôn vận động thông qua các quá trình sinh trưởng, tái sinh và diễn thế rất phức tạp. Các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới trên phạm vi toàn thế giới đang có xu hướng suy thoái nghiêm trọng và cần thiết phải được phục hồi vì mục đích môi trường và kinh tế để phát triển bền vững. Tuy nhiên, kiến thức cơ bản về các đặc điểm cấu trúc và động thái của rừng tự nhiên vẫn còn rất hạn chế. Nghiên cứu động thái của rừng tự nhiên là một công việc rất khó khăn nhưng cần thiết để nắm bắt được các qui luật phát triển của rừng để có các quyết định điều chỉnh hợp lý và kịp thời trong từng giai đoạn phát triển của rừng. Các quá trình động thái diễn ra trong rừng có thể chia thành 3 nhóm quá trình: (i) tăng trưởng của cây dẫn đến sự chuyển cấp trong tầng cây cao; (ii) quá trình tái sinh bổ sung; và (iii) quá trình chết tự nhiên trong các cấp kính. Hai quá trình sau làm thay đổi tổ thành loài và cấu trúc của lâm phần. Có rất nhiều phương pháp để nghiên cứu động thái của rừng; nguồn số liệu cũng có thể thu thập bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng chính xác nhất vẫn là từ theo dõi liên tục số liệu của các ô tiêu chuẩn định vị.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả xây dựng danh sách Tre trúc Việt Nam
- Nghiên cứu khả năng thấm thuốc bảo quản bằng phương pháp ngâm thường của một số loại gỗ rừng trồng
- Đánh giá hiệu quả các mô hình trang trại lâm nghiệp tại hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ
- Nghiên cứu Đề xuất công nghệ chế biến gỗ rừng trồng
- Điều tra, đánh giá xác định tập đoàn cây trồng rừng sản xuất có hiệu quả trên các dạng lập địa chủ yếu trong các vùng kinh tế lâm nghiệp toàn quốc