Vũ Văn Sơn
Vườn Quốc gia Ba Vì
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh
Đại học Quốc gia Hà Nội
TÓM TẮT
Tài nguyên cây thuốc ở Vườn quốc gia Ba Vì gồm có 668 loài thuộc 441 chi, 158 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao, trong đó ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm nhiều nhất tới 96,40% tổng số loài làm thuốc, tiếp đến ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)chiếm 2,10% tổng số loài, còn các ngành Thông đất (Lycopodiophyta) và Thông(Pinophyta) chiếm tỷ lệ rất thấp là 0,30% và 1,05%. Đặc biệt ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) chỉ có 1 họ và 1 loài chiếm tỉ lệ thấp nhất là 0,15%. Mười họ đa dạng nhất có tới 231 loài, chiếm tới 34,58% tổng số loài. Có tới 58 họ có 1 loài nhưng chỉ chiếm 8,68% tổng số loài. Những họ nổi bật là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 38 loài, họ Cúc (Asteraceae) 35 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) 26 loài, Dâu tằm (Moraceae) 24 loài, Đậu (Fabaceae) 23 loài,Trúc đào (Apocynaceae) 19 loài, Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Cam (Rutaceae) 17 loài, Gừng (Zingiberaceae) và Đơn nem (Myrsinaceae) 16 loài. Hai mươi hai chi có số lượng từ 4 loài trở lên, trong đó nổi bật có các chi: Ficus có 16 loài, Ardisia có 9 loài, Cinnamomum có 7 loài, Piper có 6 loài, các chi có 5 loài gồm: Schefflera, Gynura, Euphorbia, Maesa, Citrus, Solanum, Callicarpa, Clerodendrum.
Từ khóa: Tài nguyên cây thuốc, VQG Ba Vì.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thử thách lớn khi môi trường ngày càng bị ô nhiễm, thiên tai xảy ra liên tiếp, xuất hiện nhiều bệnh tật mới mà việc phát hiện và sử dụng các loại thuốc mới đang trở nên cấp thiết. Vì vậy hiện nay không chỉ các nước đang phát triển mà cả những nước phát triển đang quan tâm đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc. Do các kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc đang dần dần mất đi, nên việc thu thập các kinh nghiệm sử dụng các cây cỏ làm thuốc là một đòi hỏi cấp bách. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Vườn quốc gia Ba Vì không nằm ngoài tình trạng trên, vì vậy việc thu thập các kiến thức bản địa hiện còn lại chính là mục tiêu của đề tài này. Dưới đây là kết quả bước đầu thu thập, định tên và đánh giá sự giàu có nguồn tài nguyên cây thuốc ở VQG Ba Vì.
Cập nhật tại đây
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Động thái cấu trúc của rừng tự nhiên Kon Hà Nừng
- Kết quả xây dựng danh sách Tre trúc Việt Nam
- Nghiên cứu khả năng thấm thuốc bảo quản bằng phương pháp ngâm thường của một số loại gỗ rừng trồng
- Đánh giá hiệu quả các mô hình trang trại lâm nghiệp tại hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ
- Nghiên cứu Đề xuất công nghệ chế biến gỗ rừng trồng