Trần Văn Con
Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả tổng quan, hệ thống hoá và nghiên cứu bổ sung các cơ sở khoa học để xây dựng mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên ở Việt Nam. Dựa trên các nghiên cứu về cơ sở kinh tế xã hội, về mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng với việc quản lý rừng; vai trò của các cộng đồng và sự tham gia của họ trong quản lý rừng bền vững (QLRBV); phân tích các bên liên quan để xác định nhu cầu và trách nhiệm tham gia của họ trong các quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát trong QLRBV, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật lâm sinh, đã phác thảo một sơ đồ mối quan hệ giữa các quan điểm, phương pháp; các giải pháp kinh tế-xã hội và các thành tố để hướng tới QLRBV. Mô hình quản lý rừng bền vững được xây dựng dựa trên 5 thành tố cấu thành hệ thống QLRBV được đề xuất là: (i) Phương án điều chế; (ii) Cơ chế giải quyết xung đột; (iii) Tư vấn bảo tồn tài nguyên; (iv) Phát triển tổ chức cộng đồng và (v) Phát triển kỹ thuật dựa vào cộng đồng. Cả 5 thành tố này liên quan chặt chẽ với nhau và cần được áp dụng kết hợp với nhau một cách đồng bộ. Không một thành tố nào bị thiếu mà không kéo theo sự thay đổi của các thành tố khác.
Từ khoá: Quản lý rừng bền vững, rừng tự nhiên, cộng đồng
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Xác định điều kiện gây trồng Thông caribê cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc bộ
- Kết quả tuyển chọn cây trội cho việc cải thiện giống Hồi (Illicium verum Hook.f.) tại Văn Quan - Lạng Sơn
- Nhân giống Xoan ta bằng phương pháp ghép cây mầm
- Sinh khối cây Keo lai (Hybrid Acacia) trồng tại phường Long Bình - quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh
- Kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển trong dự án 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2005