Nguyễn Hoàng Nghĩa
Phạm Quang Thu
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Cáng lò (Betula alnoides Buch. Ham. Ex D. Don) là loài cây gỗ lớn, rụng lá theo mùa, trong điều kiện tự nhiên, cây có thể đạt tới 30m về chiều cao, đường kính ngang ngực đạt 85cm và là loài cây ưa sáng, không chịu bóng, không thể tái sinh khi rừng có độ tàn che cao nhưng tái sinh tốt dọc theo các con đường mới mở hoặc đất sau nương rẫy. Cáng lò có phân bố rộng ở hầu hết các vùng phía Nam của Bắc bán cầu. Loài cây này là loài cây bản địa của các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài cây này phân bố ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh… và một số khu vực khác của Tây Nguyên. Hoa tự bông đuôi sóc, đơn tính, quả dài tới 12cm có 2 đến 5 quả trên một chùm, khi quả chín có màu vàng hoặc vàng nâu. Bảo quản hạt trong điều kiện nhiệt độ thấp, có thể giữ được tỷ lệ nẩy mầm cao sau hơn 2 năm. Cáng lò được trồng với mật độ 1650 hoặc 1100cây/ha. Cáng lò sinh trưởng nhanh, tăng trưởng đường kính bình quân năm đạt 2-2,5cm và tăng trưởng về chiều cao bình quân năm đạt 1,5-2m.
Từ khóa: Betula adenoides Buch. Ham. Ex D. Don, phân bố, sinh trưởng nhanh, cây tiềm năng
MỞ ĐẦU
Cáng lò (Betula alnoides Buch. Ham. ex D. Don) là loài cây sinh trưởng nhanh, dáng thân đẹp, đã và đang được quan tâm nghiên cứu, phát triển rừng trồng quy mô lớn ở một số nước trên thế giới. Từ năm 1980, Trung Quốc đã nghiên cứu gây trồng loài cây này ở tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam. Từ đó đến nay, các kỹ thuật gây trồng đã được các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu một cách hệ thống. Tính chất cơ lý và sử dụng gỗ của loài cây này cũng được nghiên cứu.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho rừng đặc dụng Hương Sơn - Hà Tây
- Tìm thấy một loài nứa mới Nứa Sa Pa (Schizostacchyum chinense Rendle) thuộc chi Schizostachyum Nees (họ Hoà thảo - Poaceae) cho hệ thực vật Việt Nam
- Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng ở Lâm trường Đắc Tô - Kon Tum
- Nghiên cứu đa dạng di truyền một số giống sở (Camelia sp.) của Việt Nam bằng kỹ thuật RAPD
- Nghiên cứu xác định hiện trạng và tổ thành rừng tự nhiên chủ yếu vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, làm cơ sở xây dựng hệ khoá giải đoán trong phân loại tài nguyên rừng dùng cho ảnh vệ tinh LANDS