Thông tin buổi lễ trao bằng Tiến sĩ Lâm nghiệp

Sáng ngày 8/5/2015 tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ trao bằng Tiến sĩ Lâm nghiệp cho các tân Tiến sĩ tốt nghiệp tại Viện. Đến dự buổi lễ có Phó giám đốc Viện - TS. Đoàn Văn Thu; Nguyên lãnh đạo Viện; thầy HDKH; các phòng Ban chức năng; đại diện lãnh đạo cơ quan của các tân Tiến sĩ và cùng đông đảo bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã đến dự và chúc mừng cho các Tân Tiến sĩ. Thay mặt Viện, TS. Đoàn Văn Thu - Phó giám đốc Viện đã lên trao bằng, tặng hoa và chức mừng … [Read more...]

Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây gỗ lớn nhập nội Giổi Bắc(Michelia macclurei Dandy) và Lát Mexico (Cedrela odorata L.)

TS. Phan Minh Sáng I ĐẶT VẤN ĐỀ  Trong những năm qua, rừng tự nhiên nước ta đã bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó rừng ngày càng không đảm bảo đầy đủ các chức năng chủ yếu là bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp lâm sản và đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan văn hoá, xã hội. Cùng với các biện pháp khoanh nuôi và làm giàu rừng, trồng rừng mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Lâm nghiệp. Việc xác định cơ cấu cây trồng và xác định kỹ thuật gây trồng cho từng vùng là một … [Read more...]

Thông tin buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện của NCS Phạm Xuân Đỉnh

Ngày 7 tháng 05 năm 2015 tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, NCS Phạm Xuân Đỉnh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Lâm  nghiệp. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cuun, ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung; Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây Lâm nghiệp; mã số: 62 62 02 07 Thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Nghĩa Buổi bảo vệ luận án được tiến hành đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và … [Read more...]

Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh miền Bắc Việt Nam

Đoàn Đình Tam 1. Đặt vấn đề Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường đặc biệt là chắn sóng bảo vệ đê biển nhất là sau khi xảy ra thảm hoạ sóng thần ở Tsynami. Việc trồng rừng ngập mặn hiện nay nhìn chung là thuận lợi, tỷ lệ thành rừng tương đối cao do việc phân bố của rừng ngập mặn thường gắn với đặc điểm đất phù sa và đặc điểm thuỷ triều. Ở vùng ven biển phía Bắc, rừng ngập mặn gây trồng chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải chỗ nào cũng có rừng … [Read more...]

Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu hiệu quả rừng trồng một số loài cây làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển cây trồng chủ yếu phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản ở Việt Nam

  I. Đặt vấn đề Rừng trồng sản xuất hàng hóa lâm sản, đặc biệt là sản xuất gỗ lớn có vị trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là đối tượng liên quan nhiều đến phát triển kinh tế, xã hội nông thôn và xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân miền núi,đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số . Trong thời gian qua ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ trong nghiên cứu và thực tiễn trên lĩnh vực … [Read more...]

Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa Trai Lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), Vù Hương (Cinnamomum balansae Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc

Hà Văn Tiệp I. ĐẶT VẤN ĐỀ             Phân theo vùng sinh thái Lâm nghiệp thì Tây Bắc là vùng núi non hiểm trở và rộng lớn, bao gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Trước những năm 1954, vùng này được bao phủ bởi rừng nguyên sinh với độ che phủ của rừng lớn hơn 45%, trải qua thời gian rừng tự nhiên của khu vực đã bị tàn phá nghiêm trọng, đến những năm 1990, độ che phủ của rừng chỉ còn lại 9% đến 14% (Trần Đình Đại và cộng sự, 1990). Rừng tự nhiên không những bị giảm về diện … [Read more...]

Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực

Hà Huy Thịnh, Nguyễn Đức Kiên, Phí Hồng Hải, Đoàn Thị Mai, Mai Trung Kiên, Lê Sơn và Đỗ Hữu Sơn   I. ĐẶT VẤN ĐỀ   Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng ở nước ta, có đến 3 triệu ha là rừng trồng sản xuất bao gồm 1 triệu ha cây công nghiệp dài ngày và 2 triệu ha là cây lâm nghiệp, trong số đó có đến 70% là các loài cây mọc nhanh bao gồm các loài Keo, Bạch đàn, Thông nên nhu cầu về giống, đặc biệt là giống có năng suất và chất lượng cao có nhu cầu rất lớn. Các nội dung nghiên cứu … [Read more...]

Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo vùng biển phía nam

Ths. Hoàng Văn Thơi I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển như rừng ngập mặn, các rạn san hô có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Đây là vùng cung cấp nguồn hải sản phong phú để sử dụng trong nước và xuất khẩu, là nơi bảo tồn các chu trình vật chất và năng lượng, phát triển đa dạng sinh học đặc biệt là vai trò bảo vệ đới bờ và cửa sông, hạn chế xói lở và tác hại của bão, sóng đối với hệ thống đê biển. Theo báo cáo của UNEP, RNM còn giúp bảo vệ các đảo khỏi … [Read more...]

Đón tiếp và làm việc với Đoàn chuyên gia Úc

Sáng ngày 21 tháng 4 năm 2015, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiếp Đoàn chuyên gia Úc trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Đoàn tại Việt Nam. Thành phần Đoàn chuyên gia Úc gồm các chuyên gia, các giáo sư đến từ Bộ Công nghiệp và Khoa học Úc, các trường đại học Central Queensland, Southern Queensland và Southern Cross. Tham gia tiếp Đoàn chuyên gia  có GS. TS. Võ Đại Hải - Giám đốc Viện, lãnh đạo của các Viện và Trung tâm nghiên cứu chuyên đề thuộc Viện và Ban Đào tạo, Hợp tác Quốc … [Read more...]

Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để xúc tiến tái sinh rừng Keo tai tượng (Acacia mamgium Willd) nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng rừng công nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Đề tài: “Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để xúc tiến tái sinh rừng Keo tai tượng (Acacia mamgium Willd) nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng rừng công nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc” được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tạo rừng bằng phương pháp tái sinh sau khai thác. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở để hoàn thiện quy trình xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng. Đồng thời góp phần tìm phương pháp tạo rừng với chi phí thấp do tận dụng được nguồn hạt giống sẵn có, … [Read more...]

[logo-slider]