Ngày 20/10/2015 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số: 4139/QĐ-BNN-TCCB về việc tặng giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” năm 2015. Đây là Giải thưởng cao quý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được định kỳ tổ chức ba năm một lần, mỗi lần trao tặng tối đa 100 sản phẩm.
Trong đợt xét tặng giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” năm 2015, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có sản phẩm “Giống Keo lá tràm AA9” của nhóm tác giả (Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Chiến) là 1 trong 88 sản phẩm tiêu biểu được trao tặng giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” năm 2015.
Một số đặc điểm ưu việt của giống AA9
– Giống Keo lá tràm AA9 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống quốc gia năm 2010.
Đặc điểm ưu việt của giống AA9: Thân thẳng, chủ yếu có một thân và ít cành nhánh, chiều cao dưới cành lớn. Khả năng chống chịu bệnh tốt, đặc biệt là không bị bệnh phấn hồng do nấm corticium salmonicolor gây hại. Sinh trưởng nhanh trên lập địa có tầng đất mặt mỏng, nghèo chất dinh dưỡng tại Đồng Nai đạt 32,73 m3/ha/năm; tại Bình Phước đạt 25,3 m3/ha/năm và đạt 23,33 m3/ha/năm trên lập địa tương đối bằng phẳng, độ sâu tầng đất mặt mỏng tại Thừa Thiên Huế. Mô hình trồng rừng trên líp và bờ bao tại Cà Mau với đặc trưng của vùng đất nhiễm phèn, ngập theo mùa đạt năng suất 23-24 m3/ha/năm; tại Yên Bái đạt năng suất đạt 21-25 m3/ha/năm.
Tính mới của sản phẩm: Giống Keo lá tràm AA9 được tạo ra trên cơ sở kết hợp giữa giải pháp chọn giống theo sinh trưởng với tính kháng bệnh, giải pháp này là hướng nghiên cứu mới trong công tác chọn giống ở Việt Nam.
Khả năng áp dụng: Các loài keo hiện vẫn là loài cây được gây trồng với diện tích lớn nhất để cung cấp gỗ nguyên liệu cho các nhà máy giấy và xuất khẩu. Các giống keo hiện vẫn còn ít và chưa đủ đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Vì vậy, giống Keo lá tràm AA9 có năng suất cao và kháng bệnh sẽ đáp ứng được những đòi hỏi của sản xuất.
Khả năng thay thế: Sản phẩm tạo ra đã được khảo nghiệm vì vậy có sức cạnh tranh cao, có khả năng thay thế các giống keo đại trà.
Hiệu quả kinh tế: Giống Keo lá tràm AA9 sinh trưởng nhanh và có năng suất cao, sử dụng giống này khi trồng rừng sản xuất sẽ rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho người dân địa phương. Hơn nữa, do có khả năng chống chịu bệnh tốt nên khi trồng rừng bằng giống Keo lá tràm AA9 sẽ bớt đi những chi phí về bảo vệ thực vật và thu được lợi nhuận lớn hơn trong công tác trồng rừng.
Hiệu quả xã hội: Trồng rừng bằng giống có khả năng sinh trưởng nhanh và kháng bệnh đem lại nhiều lợi ích cho người trồng rừng và tạo ra sự ổn định lao động trong nghề trồng rừng.
Hiệu quả môi trường: Khi trồng rừng bằng các giống kháng bệnh và sinh trưởng nhanh người dân sẽ bớt đi những chi phí về bảo vệ thực vật và thu được lợi nhuận lớn hơn trong công tác trồng rừng. Đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Khả năng chuyển giao: Sau khi được công nhận là giống quốc gia giống Keo lá tràm AA9 đã được Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Viêt Nam đã nhân giống và chuyển giao cho các cơ sở trồng rừng sản xuất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Giống Keo lá tràm AA9 sau khi được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật; trong các năm 2008, 2009 và 2010 Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Đông Nam Bộ thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Viêt Nam đã nhân giống và chuyển giao cho các cơ sở trồng rừng sản xuất từ năm 2008 đến 2010 ở Bình Định (9.500 cây); Đồng Nai (2.000 cây); Cà Mau (1.000 cây); Quảng Trị (1.000 cây); Hồ Chí Minh 6.500 cây; Bình Phước (38.600 cây). Từ năm 2010 đến nay Trung tâm tiếp tục chuyển giao cho các cơ sở sản xuất tại Đồng Nai (24.000 cây), Cà Mau (3.500 cây), Hồ Chí Minh (3.200 cây), Bình Dương (9.000 cây).Như vậy đã chuyển giao được tổng cộng khoảng 98.000 cây giống Keo lá tràm AA9 cho các đơn vị sản xuất. Số cây này trồng được khoảng 60 ha rừng, với mật độ là 1.660 cây/ha. Có năng suất vượt trội so với các giống keo đại trà cùng với khả năng chống chịu bệnh tốt của giống Keo lá tràm AA9, các cơ sở sản xuất cũng như người dân có thể yên tâm và tin tưởng số diện tích rừng trồng này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn. Giúp người dân có thu nhập cao từ nghề trồng rừng, góp phần củng cố vấn đề an sinh xã hội và bảo vệ môi trường do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Quyết định số: 4139/QĐ-BNN-TCCB: 4139tccb
Tin mới nhất
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Kiểm tra hiện trường thực hiện dự án SXTN cấp Bộ “Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo máy tạo hố trồng rừng, máy xử lý thực bì, vật liệu hữu cơ sau khai thác liên hợp với máy kéo phục vụ cơ giới hóa trồng, chăm sóc rừng trên đất dốc”
- Kiểm tra hiện trường triển khai thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ do Viện chủ trì tại Bình Định
- Giáo sư Tiến sỹ Võ Đại Hải được Hội đồng Giáo sư Nhà nước bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp Lâm nghiệp năm 2024
Các tin khác
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh
- Hội thảo khởi động dự án Tăng cường phục hồi rừng ở Campuchia và Việt Nam thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn và cải thiện hệ thống cung cấp giống - Hợp phần Việt Nam
- Kiểm tra hiện trường thực hiện các Đề tài Khoa học Công nghệ tại các tỉnh phía Bắc
- Tọa đàm về khoa học công nghệ và giao lưu văn nghệ, thể thao nhân dịp Kỷ Niệm 85 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930-20/10/2015).