Đề xuất sử dụng kích thước thích hợp của ô tiêu chuẩn và đa dạng sinh học thực vật rừng Thông ba lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cận

Nguyễn Duy Chính Khoa Sinh học, Đại học Đà Lạt Huỳnh Kim Ánh Khoa Khoa học Tự nhiên, Đại học Phú Yên TÓM TẮT Sử dụng phương pháp ô xếp chồng để xác định diện tích thích hợp của ô tiêu chuẩn đủ để nghiên cứu đa dạng sinh học ở kiểu rừng Thông ba lá mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cận. Các ô xếp chồng có kích thước: 10x10m, 15x15m, 20x20m, 25x25m, 30x30m, 35x35m và 40x40m. Ô tiêu chuẩn được xác định với kính thước 35x35m lá thích hợp cho nghiên cứu đa dạng thực vật, đặc biệt … [Read more...]

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) ở các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại huyện Lục Ngạn và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Vối thuốc là loài cây bản địa, gỗ lớn, đa tác dụng, có khả năng tái sinh tự nhiên từ chồi và hạt rất tốt. Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực rừng tự nhiên có Vối thuốc phân bố trên địa bàn huyện Lục Ngạn và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy Vối thuốc là loài có khả năng tái sinh rất mạnh với hệ số tổ thành có nơi lên tới 5,3 đối với trường hợp Vối thuốc tái sinh dưới tán rừng trạng thái IIa và biến động từ … [Read more...]

Nghiên cứu chỉ số cạnh tranh trong rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng

Nguyễn Thanh Sơn, Trần Văn Con Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Nguyễn Danh Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai TÓM TẮT Chỉ số cạnh tranh phản ánh phân bố không gian sinh trưởng của các cây cá thể trong một lâm phần và sự tương tác cạnh tranh giữa chúng về chiếm lĩnh không gian và tận dụng nguồn tài nguyên. Chỉ số cạnh tranh có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vị thế của cây tùy theo cách tính toán có dựa vào khoảng cách đến các cây kế cận … [Read more...]

Nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả với chất lượng hạt giống loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis)

TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Nguyễn Toàn Thắng, Trần Lâm Đồng Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Lương Văn Dũng Trường Đại học Đà Lạt TÓM TẮT Dẻ anh (Castanopsis piriformis) là loài cây bản địa đa tác dụng, gỗ dùng trong xây dựng, đồ mộc, đồ gia dụng và hạt là thực phẩm có giá trị. Nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả và chất lượng hạt giống Dẻ anh là cần thiết làm cơ sở để xác định thời điểm thu hái hạt giống có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm … [Read more...]

Nghiên cứu thăm dò một số đặc điểm sinh thái và khả năng gây trồng cây Xoay tại Gia Lai

TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Bùi Thanh Hằng, Ngô Văn Cầm Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Xoay là loài cây có giá trị kinh tế rất cao, gỗ rất tốt, màu nâu đỏ, mịn, dẻo, chịu ma sát và chịu nước, ít vặn và không bị mối mọt, gỗ được ưa chuộng và có thể làm rất nhiều mặt hàng có giá trị được dùng trong các công trình lâu bền. Quả ăn tươi hoặc ngâm rượu uống làm thuốc, là một loại lâm sản ngoài gỗ có ý nghĩa lớn đối với người dân tại Gia Lai. Trong … [Read more...]

Một số đặc điểm sinh thái, vật hậu cây Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) alston) tại Phú Yên và Bình Định

TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Phạm Văn Bốn Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Kết quả điều tra tại 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định cho thấy cây Thanh thất phân bố nhiều trên đất nâu xám, phát triển trên đá granite; thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, pha cát); đất hơi chua, nghèo dinh dưỡng. Mật độ Thanh thất có xu hướng giảm nhanh theo hướng tăng độ cao so với mực nước biển, tập trung nhiều ở độ cao dưới 300m. Thanh thất phân bố chủ yếu ở các trạng thái rừng thứ sinh, đám trống … [Read more...]

Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng trên các mô hình rừng trồng

TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Nguyễn Đức Kiên, Ngô Văn Chính Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các phương thức trồng rừng phù hợp cho trồng rừng Giổi xanh và Re gừng ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành trên các thí nghiệm và mô hình lâm sinh của hai loài cây này tại Phú Thọ, Thanh Hóa và Gia Lai. Kết quả đánh giá cho thấy ở giai đoạn 6 – 10 tuổi không có sự khác biệt về sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng … [Read more...]

Ảnh hưởng của vi khuẩn methylobacterium radiotolerans 1019 lên sự phát sinh cơ quan ở thực vật

TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Kiều Phương Nam, Đỗ Thị Di Thiện, Trần Minh Tuấn, Bùi Văn Lệ Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM Tóm tắt Trong điều kiện nuôi cấy in vitro, sự bổ sung vi khuẩn Methylobacterium radiotolerans 1019 sẽ có tác dụng làm thay đổi quá trình phát sinh cơ quan ở thực vật, cụ thể: gia tăng khả năng tạo chồi từ mô lá của cây cà chua, thuốc lá và Saintpaulia trên môi trường MS có bổ sung cytokinin; hạn chế khả năng tạo mô sẹo ở cây cúc, … [Read more...]

Kết quả giâm hom Bách vàng phục vụ bảo tồn nguồn gien cây rừng

TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bách vàng là loài duy nhất của chi Xanthocyparis thuộc họ Hoàng đàn, mọc trên đỉnh núi đá vôi và có khả năng tái sinh tự nhiên rất kém, chưa nhân giống đại trà thành công bằng hạt nên cần được nhân giống bằng giâm hom để bảo tồn nguồn gen quí của loài cây này. Thí nghiệm cho thấy Bách vàng là cây dễ ra rễ, ngay cả với cây lớn tuổi không có chất kích thích cũng cho tỷ lệ ra rễ đạt 83.3%. … [Read more...]

Nhân giống Lát hoa bằng phương pháp nuôi cấy mô

TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thị Mỹ Hương Văn Thu Huyền, Vũ Thị Ngọc, Trần Thanh Hương Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Lát hoa (Chukrasia tabulais)là một trong những loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Gỗ Lát hoa được dùng để trang trí bề mặt cho nhiều loại đồ mộc như bàn ghế, giường, tủ…cao cấp. Nhân giống bằng nuôi cấy mô kết quả cho thấy: Khử trùng mẫu sử dụng HgCl2 1%, thời gian 15 phút cho tỷ lệ bật … [Read more...]

[logo-slider]