Chính sách Lâm nghiệp của các nước Trung Phi chủ yếu dựa trên cơ sở các quyết định Nhà nước (mang tính chất hành chính) và các qui định kỹ thuật (biện pháp quản lý). Cho đến nay, các chính sách này không sử dụng các biện pháp kinh tế (dựa vào nền kinh tế thị trường) như một công cụ để xây dựng các chính sách giá cả đối với tài nguyên rừng, do đó chưa quy định quyền của các chủ rừng tư nhân được bán ra các sản phẩm của họ; chưa điều hành được việc xuất khẩu gỗ tròn và chế biến gỗ trong … [Read more...]
Nghiên cứu xây dựng suất đầu tư cho trồng rừng phòng hộ bằng một số loài cây bản địa chủ yếu phục vụ cho chương trình 327
Bùi Minh Vũ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Chương trình 327 được thực hiện từ năm 1993 trên phạm vi toàn quốc. Sau hơn 3 năm thực hiện, mặc dù chương trình này đã đạt được nhiều thành quả to lớn, nhưng vẫn còn có những tồn tại. Một trong những tồn tại đó là việc xác định chưa hợp lý suất đầu tư cho các loài cây trồng rừng trong cả nước. Khắc phục hạn chế này là việc làm mang tính cấp bách phục vụ cho hiện tại và lâu dài. Chính vì vậy, Ban chỉ đạo chương trình 327 trung ương và Cục phát … [Read more...]
Xây dựng mô hình dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất Ván dăm Bạch đàn phế liệu qui mô nhỏ
Trần Tuấn Nghĩa Trung tâm Thực nghiệm & Chuyển giao kỹ thuật CNR Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, đã hình thành 2 vùng rừng trồng cho 2 mục đích sử dụng: Vùng rừng trồng cung cấp gỗ làm trụ mỏ (chủ yếu là Bạch đàn) cho công nghiệp khai thác than, nằm trên địa bàn các tỉnh vùng Đông Bắc như Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Vùng rừng trồng (bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng, mỡ, bồ đề ...) chủ yếu cung cấp gỗ băm dăm sản xuất … [Read more...]
Chọn giống tếch cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Trần Văn Sâm Trung tâm KHSXLN Đông Nambộ Diện tích rừng tự nhiên ở nước ta ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy công tác trồng lại rừng có một tầm quan trọng đặc biệt và rất cấp bách. Ngoài những cây bản địa truyền thống được nhân dân ta trồng như tre, thông, sao dầu … nước ta còn nhập một số loài cây có nguồn gốc từ nước ngoài, trong đó có cây Tếch (Tectona grandis). Cây tếch là cây gỗ lớn, mọc tương đối nhanh, có biên độ sinh thái khí hậu khá rộng, phân bố tự … [Read more...]
Nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên tại Tân Lập, Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Phạm Văn Đẩu Phân Viện Khoa học Lâm nghiệp Nambộ Rừng tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con người. Ngoài chức năng cung cấp gỗ củi, động thực vật, các lâm sản quí hiếm… chúng còn đóng vai trò tích cực trong phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi đất, điều hoà nguồn nước, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi sinh. Theo kết quả đánh giá của Cục Phát triển Lâm nghiệp thì trong 8,252 triệu ha rừng tự nhiên của nước ta hiện nay có 5,181 triệu ha rừng lá rộng thường xanh, trong đó rừng … [Read more...]
Nghiên cứu kỹ thuật phục hồi nuôi dưỡng rừng tự nhiên lá rộng vùng Bắc Tây Nguyên
Hồ Đức Soa, Trần Kế Lâm, Nguyễn Thanh Xuân Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Rừng tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Ngoài việc cung cấp gỗ, củi và lâm đặc sản khác, chúng còn giữ vai trò phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường… Rừng tự nhiên đã và đang bị tàn phá nặng nề, nhất là từ 1975 trở lại đây. Theo số liệu thống kê 1999, rừng tự nhiên nước ta có khoảng 9,44 triệu ha với trữ lượng khoảng 720 triệu m3, chiếm 96% … [Read more...]
Viện khoa học lâm nghiệp việt nam tổ chức lớp tập huấn về xây dựng đề án nghiên cứu
Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Xây dựng đề cương, đề án nghiên cứu là một bộ phận quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học. Với người làm công tác nghiên cứu khoa học cần phải nắm vững được nội dung, yêu cầu cũng như cách viết một đề cương hay đề án nghiên cứu, nhất là đối với các cán bộ khoa học trẻ khi kinh nghiệm và khả năng tiếp cận còn nhiều hạn chế. Nhằm tăng cường sự hiểu biết và kỹ năng xây dựng các đề án nghiên cứu cho cán bộ khoa học trẻ, được sự hỗ trợ kinh … [Read more...]
Thiệt hại do khai thác và vận xuất gỗ biến thiên theo cường độ khai thác trong rừng rậm nhiệt đới ẩm Trung phi
Cho đến nay, rừng nhiệt đới châu Phi mới chỉ là đối tượng khai thác vừa và nhỏ, theo thứ tự từng cây/ ha. Kiểu khai thác chọn này này không thay đổi cấu trúc rừng nếu không lặp lại trong thời gian quá ngắn. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức làm thiệt hại nghiêm trọng đến lâm phần. Điều quan trọng là giới hạn số cây có thể khai thác/ ha đề phòng sự suy thoái về lâu dài của lâm phần. Mặt khác phải dự đoán được số lượng cây dư còn nguyên vẹn sau một đợt khai thác với cường độ cho phép, làm cơ sở … [Read more...]
Kỹ thuật trồng Pơ mu tại Sapa – Lào Cai
Thân Văn Cảnh, Phan Văn Thắng Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản I. Một số đặc điểm chung Cây pơmu có tên khoa học Fokienia hodginssi (Dunn) thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceace). Có nhiều tên gọi địa phương như đỗ sam, đỗ thụ, bách Phúc Kiến (Trung Quốc), thông dầu, thông hôi, mạy long lanh, mạy vác.. Gỗ pơmu bền đẹp, thân thẳng dễ cưa xẻ, kết cấu mịn, được dùng trong xây dựng, làm đồ mỹ nghệ, điêu khắc tạc tượng; rễ cành, ngọn, mùn cưa được lấy chưng cất tinh dầu làm hương liệu. Gỗ pơmu … [Read more...]
Nguồn nhân lực và công tác đào tạo của các thành phần tham gia dự án 5 triệu ha rừng
Cao Lâm Anh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Từ trước khi thành lập Bộ NN và PTNT (năm 1995), việc quản lý Nhà nước của ngành lâm nghiệp được sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ Trung ương là Bộ Lâm nghiệp xuống địa phương là các Sở Lâm nghiệp hoặc Sở Nông Lâm. Dưới cấp tỉnh có các Hạt Lâm nghiệp hoặc các Phòng Lâm nghiệp trực thuộc UBND huyện. Tại các xã có rừng có Ban Lâm nghiệp do một Uỷ viên UBND xã phụ trách. Sau khi Bộ NN và PTNT được thành lập, việc quản lý Nhà nước của Bộ không chỉ … [Read more...]