Đặng Văn Thuyết, Lương Thế Dũng Phòng Kế hoạch Khoa học Nguyễn Thanh Sơn Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là xác định nơi trồng Thông Caribê cung cấp gỗ lớn thích hợp cho vùng Đông Bắc Bộ. Các nhóm nhân tố được xem xét để xác định điều kiện gây trồng Thông Caribê là khí hậu, đất đai, địa hình và đặc tính sinh thái của loài cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thông Caribê có thể gây trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở cả 6 … [Read more...]
Kết quả tuyển chọn cây trội cho việc cải thiện giống Hồi (Illicium verum Hook.f.) tại Văn Quan – Lạng Sơn
Đặng Thịnh Triều, Nguyễn Toàn Thắng Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Rừng Hồi (Illicium verum Hook.f.) tại 2 xã Tân Đoàn và Đại An, huyện Văn Quan, Lạng Sơn là hiện trường nghiên cứu để chọn cây trội nhằm phục vụ công tác cải thiện giống. Kết quả đã chọn được 40 cây trội có sản lượng quả tươi đạt trung bình 43,8kg/cây/vụ, các chỉ tiêu về hàm lượng tinh dầu đạt 9,7%, hàm lượng Anethol 94,7%, độ đông 16,7oC và độ chiết quang 1,56. Đây là nguồn … [Read more...]
Nhân giống Xoan ta bằng phương pháp ghép cây mầm
Đoàn Thị Mai và các cộng tác viên Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Ghép là phương pháp thường được áp dụng cho các đối tượng cây ăn quả và một số giống cây bản địa khó nhân giống bằng nuôi cấy mô và giâm hom. Đối với Xoan ta, ngoài nhân giống bằng hạt theo phương pháp truyền thống thì nhân giống bằng nuôi cấy mô và giâm hom chưa đạt kết quả như mong đợi. Thí nghiệm nhân giống cho Xoan ta bằng phương pháp ghép nêm từ cây mầm cho tỷ lệ sống cao. … [Read more...]
Sinh khối cây Keo lai (Hybrid Acacia) trồng tại phường Long Bình – quận 9 – thành phố Hồ Chí Minh
Viên Ngọc Nam, Phan Hồng Nhật Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Rừng Keo lai trồng trên đất thoái hoá của khu vực phường Long Bình - quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sinh khối của Keo lai trồng đạt 46,69 ± 5,11 tấn/ha ở tuổi 5, sinh khối tăng trung bình hàng năm là 9,34 tấn/ha/năm và 82,22 ± 19,68 tấn/ha đối với rừng 7 tuổi và lượng sinh khối tăng trung bình hàng năm là 16,44 tấn/ha/năm. Đã sử dụng hàm tuyến tính có dạng log(W)= log(a) + log(D1,3) để mô tả tương quan sinh … [Read more...]
Kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển trong dự án 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2005
Hoàng Liên Sơn Phòng Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 7 năm thực hiện dự án 661, 4 tỉnh đã trồng được 10.684,7ha rừng phòng hộ trên đất cát ven biển. Trong đó, vùng đất cát nắng nóng chịu ảnh hưởng gió lào (Quảng Bình và Quảng Trị) trồng được 3.178,5ha và vùng đất cát nắng nóng khô hạn (Ninh Thuận và Bình Thuận) trồng được 7.506,2ha với 2 nhóm loài cây: (1) Nhóm cây chủ lực: Phi lao, Keo lá tràm và Xoan chịu hạn; … [Read more...]
Xác định cơ chế gây bệnh chết Thông mã vĩ của tổ hợp Nấm xanh (Ophiostoma sp) và một số loại mọt tại Vườn Quốc gia Tam Đảo
Nguyễn Thị Thuý Nga Phạm Quang Thu Phòng Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật rừng Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Vườn quốc gia Tam Đảo có diện tích rừng thông bị nhiễm bệnh và chết đã lên tới 15,0ha và đang có chiều hướng gia tăng phạm vi dịch bệnh. Cây thông có hiện tượng vàng lá, héo dần rồi chết trong thời gian rất ngắn. Sau khi cây chết, vỏ cây bong thành từng mảnh, rất dễ bóc. Tách lớp vỏ cây bong lên thu được các loại mọt khác nhau. Từ các loại mọt này phân lập được Nấm xanh … [Read more...]
Một số kết quả nghiên cứu về cây Lát Mexico trên thế giới
Trần Văn Đô, Trần Lâm Đồng Tổng hợp từ tài liệu nước ngoài Lát Mexico (Cedrela odorata L.) là loài cây bản địa của Châu Mỹ, có phân bố tự nhiên từ Bắc Mexico (260N) qua các hòn đảo vùng Caribe đến Achentina (280S). Lát Mexico là cây rụng lá, cao tới 40m, thân tròn, thẳng, đường kính đạt tới 2m. Lát Mexico sinh trưởng tốt nhất trên đất có hàm lượng mùn cao, đất thoát nước. Loài này sinh trưởng trong những vùng có nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 320C, nơi có từ 3-4 tháng mùa khô và phân bố … [Read more...]
Sử dụng tấm đệm cho việc chuẩn bị đất trồng rừng trên vùng đất lầy thụt Tây Nam bộ
Nguyễn Can, Đào Vũ Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao Công nghệ Công nghiệp rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bài báo phân tích và nêu phương pháp tính toán thiết kế tấm đệm chống lầy cho các loại máy xúc khi lên luống cải tạo đất phèn tại miền Tây Nam Bộ. Đề tài đã được thử nghiệm áp dụng tại Long An, kết quả ban đầu là khả quan. Từ khoá: Đất phèn, máy xúc, tấm đệm ĐẶT VẤN ĐỀ Đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 13.000km2 , được phân làm hai loại chính là … [Read more...]
Khả năng thấm thuốc XM5 của gỗ Keo lá tràm theo phương pháp tẩm chân không áp lực
Phan Thị Lương Ngọc Phạm Thị Thanh Miền Phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Gỗ Keo lá tràm được sử dụng rộng rãi và đa dạng. Để kéo dài tuổi thọ cho các loại sản phẩm từ gỗ Keo lá tràm cần phải có các biện pháp bảo quản phù hợp với từng loại sản phẩm. Tẩm gỗ Keo lá tràm theo phương pháp chân không áp lực bằng thuốc bảo quản XM5 đã xác định được mối quan hệ giữa độ sâu thấm thuốc và lượng thuốc thấm với các yếu tố độ ẩm gỗ, áp lực tẩm và thời … [Read more...]
Tiềm năng nguyên liệu gỗ Đước (Rhizophora apiculata) ở Cà Mau làm nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ
Bùi Duy Ngọc, Nguyễn Đình Hợi Nguyễn Thị Minh Xuân Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Tỉnh Cà Mau có nguồn nguyên liệu gỗ Đước (khai thác + cải tạo + tỉa thưa) lớn. Trong 3 năm gần đây (2004, 2005, 2006), sản lượng trung bình khoảng 100.000m3/năm. Đây là nguồn nguyên liệu có thể cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.Khi thăm dò sử dụng gỗ Đước làm ván ghép thanh cho thấy: gỗ Đước bám dính rất tốt với chất kết dính (keo PVAC). Khả năng bám … [Read more...]