Nghiên cứu hoàn chỉnh chế phẩm Metarrhizium và kỹ thuật sử dụng để diệt mối nhà (Coptotermes formosanus Shiraki) theo phương pháp lây nhiễm

Ở Việt Nam mối hại gỗ có khoảng 27 loài. Giống Coptotermes gây hại mạnh nhất và chiếm tới 97% trong các công trình xây dựng, chúng phá hoại nghiêm trọng các công trình xây dựng, kho tàng ... kỹ thuật diệt mối theo phương pháp lây nhiễm rất độc đáo và hữu hiệu nhưng vẫn phải sử dụng thuốc có nguồn gốc hoá học. Các loại thuốc này hiện đang không được phép sử dụng. Thay thế thuốc chống mối nói riêng và thuốc bảo vệ thực vật nói chung, có nguồn gốc hoá học bằng chế phẩm vi sinh là điều mong ước … [Read more...]

Xây dựng mô hình trồng rừng Trám trắng (Canarium album Raeusch) nhằm phục vụ cho dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

Trám trắng (Canarium album Raeusch) là cây gỗ lớn bản địa, có chiều cao từ 20-30m, đường kính ngang ngực đạt 50-70cm, thân tròn thẳng, tán rộng và lá xanh quanh năm. Trám trắng là cây đa mục đích được nhân dân ta ưa chuộng. Gỗ Trám trắng mềm, nhẹ, thớ mịn, dễ bóc thường được dùng làm nguyên liệu gỗ dán, đóng đồ thông thường, dùng trong xây dựng nhà cửa. Trong bảng phân loại gỗ theo mục đích sử dụng thì Trám trắng thuộc nhóm 1 dùng cho gỗ dán.... Nhựa Trám dùng trong công nghệ chế biến xà phòng, … [Read more...]

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây gỗ củi có năng suất cao ở vùng Đồng bằng

Trong vài thập niên qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công tác trồng rừng tập trung ở các tỉnh trung du và miền núi, để từng bước nâng cao độ che phủ của rừng (28% - 35%), giải quyết kịp thời nhu cầu nguyên liệu gỗ các ngành công nghiệp (giấy, gỗ trụ mỏ, gỗ dăm, gỗ dán...) thì công tác trồng cây phân tán cũng không ngừng gia tăng. Hàng năm cả nước trồng được khoảng 250 triệu đến 300 triệu cây phân tán tương đương với trồng 100.000 ha rừng (Báo cáo của Cục Phát Triển Lâm Nghiệp - Hội thảo … [Read more...]

Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng

Trồng tre để lấy măng ở nhiều nơi trên thế giới đã có từ lâu. Những nước có diện tích trồng tre lớn là Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, một số nước khác như Nhật Bản, Úc, Việt Nam,... có diện tích và quy mô nhỏ hơn. Trung Quốc có trên 50 loài tre trúc cho măng ăn được, nhưng thông dụng nhất khoảng chục loài chính như Phyllostachys edulis, P. praecox, P. vivax, P. iridescens, Dendrocalamus latiflorus, D. oldhamii, D. giganteus, D. beecheynus var. pubescens,… Diện tích tre chuyên măng khoảng … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon rừng mỡ trồng thuần loài tại vùng Trung tâm Bắc bộ, Việt Nam

Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng nhằm định lượng giá trị môi trường của rừng, phục vụ cho việc xây dựng cơ chế chi trả các dịch vụ môi trường của rừng. Nghiên cứu này được thực hiện tại 2 tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ cho đối tượng nghiên cứu là rừng trồng Mỡ thuần loài - một trong những loài cây trồng rừng chủ yếu ở nước ta. Kết quả nghiên cứu đã xác định được cấu trúc và lượng carbon hấp thụ trong cây Mỡ, cây bụi thảm tươi, vật rơi rụng và … [Read more...]

Xác định loài, vùng phân bố và đặc điểm lâm học của các loài dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên

Họ Dẻ là một họ lớn, trong đó có nhiều loài cho hạt ăn được. Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại 5 tỉnh Tây Nguyên với mục tiêu trong hai năm đầu (2006-2007) là xác định được loài, vùng phân bố và một số đặc điểm lâm sinh học cơ bản của các loài Dẻ cho hạt ăn được tại Tây Nguyên làm cơ sở lựa chọn các loài có triển vọng gây trồng lấy hạt tại Tây Nguyên. Kết quả điều tra cho thấy, họ Dẻ ở Tây Nguyên có ba chi Castanopsis, Lithocarpus và Quercus với khoảng trên 50 loài, trong đó có 11 loài cho … [Read more...]

Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam

Ngô Đình Quế. Đỗ Đình Sâm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. Đặt vấn đề Hiện nay vấn đề trồng rừng phục vụ cho công nghiệp giấy, ván sợi ép là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Lâm nghiệp. Để rừng trồng có sức tăng trưởng cao đạt được hiệu quả kinh tế và môi trường, cần phải tiến hành điều tra lập địa trước khi thiết kế trồng rừng. Lập địa được hiểu là những điều kiện của nơi sinh trưởng thực vật. Các yếu tố hình thành lập địa quyết định tạo nên những kiểu rừng khác … [Read more...]

Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển Rừng ngập mặn và rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam

Ngô Đình Quế và NNK* Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng *: (Với sự tham gia của : KS. Đặng Trung Tấn, KS. Nguyễn Ngọc Bình, TS. Võ Đại Hải, KS. Ngô Đức Hiệp, KS. Trần Phú Cường, TS. Nguyễn Văn Duyên, TS. Phạm Thế Dũng, KS. Phạm Ngọc Cơ, Ths. Ngô An, KS. Nguyễn Bội Quỳnh, KS. Phùng Tửu Bôi, KS. Nguyễn Đức Minh, KS. Lê Minh Lộc, ThS. Đinh Văn Quang, Ths Vũ Tấn Phương, KS. Đoàn Đình Tam, TS . Vũ Dũng, KS. Mai Công Khuê và nhiều nhà khoa học khác …) 1.Mở đầu Nước ta là một … [Read more...]

Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.) bằng chỉ thị phân tử RAPD

Nguyễn Hoàng Nghĩa - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nguyễn Đức Thành, Trần Thuỳ Linh - Viện Công nghệ sinh học I. MỞ ĐẦU Gõ đỏ (Cà te, Gõ cà te) có tên khoa học là Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib (hoặc Pahudia xylocarpa Kurz) thuộc họ Đậu (Leguminosae), họ phụ Vang (Caesalpinoideae), là loài cây gỗ lớn, cao tới 30 m và đường kính đạt tới 80 - 100 cm. Cây sống trong rừng nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng lá, có phân bố ở Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Khánh Hoà và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Phân bố … [Read more...]

Ứng dụng chỉ số nhiệt thực vật cho việc đánh giá sa mạc hoá vùng bờ biển ở Việt Nam

Đề tài đã xây dựng một phương pháp đánh gía sa mạc hoá ứng dụng ảnh vệ tinh MODIS và ASTER. Chỉ số thực vật và nhiệt độ mặt đất được lấy ra từ ảnh vệ tinh MODIS và ASTER thông qua các kênh trong giải phổ nhìn thấy và kênh hồng hoại nhiệt. Mối liên hệ giữa chỉ số thực vật, nhiệt độ mặt đất và mức độ sa mạc hoá được khảo sát và bước đầu ứng dụng đề xây dựng bản đồ vùng sa mạc hoá ven biển. … [Read more...]

[logo-slider]