Nghiên cứu chọn cây trội, dẫn dòng Keo tai tượng phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng

Nguyễn Minh Chí Lê Văn Thuật, Đỗ Minh Hiển Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu chọn cây trội Keo tai tượng theo hướng cung cấp gỗ gia dụng và cắt tạo chồi, dẫn dòng các cây trội ở tuổi 10-13 tại 5 lâm trường ở Tuyên Quang đã đạt được kết quả khả quan. Các phương pháp cắt tạo chồi đã cho thấy cắt cành dưới tán và cắt cụt ngọn cho tỷ lệ ra chồi cao, đạt từ 82,6% đến 90,9%. Các nghiên cứu về dẫn dòng và giâm hom cho kết quả tốt, một … [Read more...]

Đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt Giổi xanh

Nguyễn Huy Sơn Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Giổi xanh (Michelia mediocris Dany) là loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế khá cao và là một trong những loài cây trồng rừng chủ yếu ở nhiều vùng sinh thái nước ta, hạt Giổi xanh rất nhanh mất sức nẩy mầm nên việc nghiên cứu đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản nhằm kéo dài tuổi thọ của hạt là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy trọng lượng của 1000 hạt là 258,55g, 1kg hạt có từ … [Read more...]

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn nội sinh để phòng trừ nấm Cryptosporiopsis eucalypti Sankaran & B. Sutton gây bệnh cháy lá Bạch đàn

Phạm Quang Thu, Nguyễn Thị Thúy Nga Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bạch đàn là loài cây được trồng phổ biến, thuần loài với diện tích lớn ở rất nhiều nơi trên nước ta. Do được trồng thuần loài nên khi xuất hiện dịch bệnh thường sẽ lây lan nhanh và trên diện rộng, khó có thể kiểm soát được. Một trong những tác nhân gây hại chủ yếu là nấm Cryptosporiopsis eucalypti Sankaran & B. Sutton gây ra bệnh đốm lá; khô cành, ngọn; chết ngược ở bạch đàn. Trong mô của thực vật luôn có các vi … [Read more...]

Kết quả khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc bảo quản phòng chống nấm mốc cho Mây, Giang làm hàng thủ công mỹ nghệ

Hoàng Thị Tám Phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam TÓM TẮT Trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ mây, giang, vấn đề chống mốc cho nguyên liệu và sản phẩm luôn được coi trọng. Thuốc bảo quản có thành phần chính (NaF + Na­2B4O7) và KAA – Antiblu CC 55 SC (Cholorothallonil 45% + Carbendazim 10%) được khảo nghiệm hiệu lực chống mốc cho nguyên liệu mây, giang. Kết quả khảo nghiệm đã xác định được nồng độ dung dịch thuốc và chế độ xử lý bảo quản phù hợp với … [Read more...]

Vị đắng trong măng

Đỗ Văn Bản Phòng Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Măng thực phẩm khi còn tươi có vị đắng hay ngọt tuỳ thuộc vào loài, kích thước khai thác,... măng để lâu thì vị đắng càng nổi bật, măng ngọt trở thành măng đắng và măng đắng lại càng đắng hơn. Vậy vị đắng trong măng thực sự là gì, làm thế nào để loại bỏ chất này và cách bảo quản măng tươi như thế nào để măng không bị đắng và giảm chất lượng? Qua tìm hiểu tài liệu của nước ngoài, chúng tôi tổng hợp lại … [Read more...]

Kỹ thuật trồng Lim Xẹt

Đặng Văn Thuyết Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Công dụng Gỗ giác lõi không phân biệt, màu hồng, hoặc giác lõi phân biệt giác màu vàng xám, lõi màu vàng nâu, vòng sinh trưởng rõ, rộng 4-8mm, tia gỗ nhỏ và hẹp, thớ mịn, ít bị mối mọt, cong vênh. Gỗ nhóm III, cứng trung bình, nặng trung bình, khối lượng thể tích khô 740kg/cm3, tỷ trọng 0,7. Dùng đóng đồ mộc gia dụng, trong xây dựng và giao thông vận tải. Có sẵn giống, dễ trồng, rễ cọc phát triển, dùng để trồng rừng phòng hộ, cây cảnh … [Read more...]

Cơ sở khoa học để xây dựng mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên

Trần Văn Con Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả tổng quan, hệ thống hoá và nghiên cứu bổ sung các cơ sở khoa học để xây dựng mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên ở Việt Nam. Dựa trên các nghiên cứu về cơ sở kinh tế xã hội, về mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng với việc quản lý rừng; vai trò của các cộng đồng và sự tham gia của họ trong quản lý rừng bền vững (QLRBV); phân tích các bên liên quan … [Read more...]

Xác định điều kiện gây trồng Thông caribê cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc bộ

Đặng Văn Thuyết, Lương Thế Dũng Phòng Kế hoạch Khoa học Nguyễn Thanh Sơn Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là xác định nơi trồng Thông Caribê cung cấp gỗ lớn thích hợp cho vùng Đông Bắc Bộ. Các nhóm nhân tố được xem xét để xác định điều kiện gây trồng Thông Caribê là khí hậu, đất đai, địa hình và đặc tính sinh thái của loài cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thông Caribê có thể gây trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở cả 6 … [Read more...]

Kết quả tuyển chọn cây trội cho việc cải thiện giống Hồi (Illicium verum Hook.f.) tại Văn Quan – Lạng Sơn

Đặng Thịnh Triều, Nguyễn Toàn Thắng Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Rừng Hồi (Illicium verum Hook.f.) tại 2 xã Tân Đoàn và Đại An, huyện Văn Quan, Lạng Sơn là hiện trường nghiên cứu để chọn cây trội nhằm phục vụ công tác cải thiện giống. Kết quả đã chọn được 40 cây trội có sản lượng quả tươi đạt trung bình 43,8kg/cây/vụ, các chỉ tiêu về hàm lượng tinh dầu đạt 9,7%, hàm lượng Anethol 94,7%, độ đông 16,7oC và độ chiết quang 1,56. Đây là nguồn … [Read more...]

Nhân giống Xoan ta bằng phương pháp ghép cây mầm

Đoàn Thị Mai và các cộng tác viên Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Ghép là phương pháp thường được áp dụng cho các đối tượng cây ăn quả và một số giống cây bản địa khó nhân giống bằng nuôi cấy mô và giâm hom. Đối với Xoan ta, ngoài nhân giống bằng hạt theo phương pháp truyền thống thì nhân giống bằng nuôi cấy mô và giâm hom chưa đạt kết quả như mong đợi. Thí nghiệm nhân giống cho Xoan ta bằng phương pháp ghép nêm từ cây mầm cho tỷ lệ sống cao. … [Read more...]

[logo-slider]