Nguyễn Thị Hải Hồng Phân Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Sao đen (Hopea odorata Roxb.) và Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) là hai loài cây bản địa gỗ lớn có giá trị kinh tế cao. Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng Dầu rái và Sao đen tại vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ cho thấy Dầu rái và Sao đen sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ và sinh trưởng kém hơn ở vùng Tây Nguyên. Nguồn giống, mật độ … [Read more...]
Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng: Dà vôi (Ceriop tagal C.B Robinson-1908), Vẹt tách (Bruguiera parviflora with and Arnold ex Griffith-1936), Su Mekong (Xylocarpus Mekongen
Đặng Công Bửu, Võ Ngươn Thảo Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Kỹ thuật rừng ngập Minh Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Diện tích rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long đã giảm sút một cách đáng kể trong nhiều thập niên gần đây do việc sử dụng đất rừng ngập mặn để nuôi tôm, làm ruộng muối, phát triển các khu công nghiệp, làm đường sá và phát triển đô thị với tốc độ nhanh chóng. Sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn đồng nghĩa với sự nghèo đi về tính đa dạng sinh học, giảm số … [Read more...]
Đánh giá kết quả tác động tạo trầm và thị trường tiêu thụ tinh dầu Trầm hương ở Việt Nam hiện nay
Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn Thành Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá được khả năng tác động tạo trầm trên cây Dó trầm (Aquilaria crassna) bằng các chế phẩm hoá học khác nhau trong sản xuất, đồng thời bước đầu đánh giá thị trường tiêu thụ tinh dầu trầm hương. Kết quả điều tra cho thấy hiện nay trong sản xuất ở nước ta có khá nhiều các chế phẩm tạo trầm khác nhau, chủ yếu là các chế phẩm hoá học. Phân tích các mẫu gỗ được tác động … [Read more...]
Thực trạng phát triển cây Dó trầm ở nước ta hiện nay
Nguyễn Huy Sơn,Lê Văn Thành Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Dó trầm (Aquilaria spp.) còn gọi là cây Trầm hương, tên thương mại gọi là Agarwood hoặc Agarwood oil, là cây có khả năng sinh trầm trong thân cây. Có rất nhiều thông tin cho rằng Trầm hương và tinh dầu Trầm hương có nhiều công dụng như làm thuốc chữa bệnh, làm chất định hương để chế biến các loại dầu thơm, nước hoa cao cấp, làm hương và nến đốt trong các dịp lễ tết. Vì vậy, trong khoảng … [Read more...]
Quyết định về việc ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác
Ngày 07 tháng 07 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định về việc ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác. … [Read more...]
Nghiên cứu lựa chọn chế độ sấy gỗ Đước làm nguyên liệu sản xuất ván sàn
Nguyễn Xuân Hiên, Đỗ Vũ Thắng Nguyễn Thị Minh Xuân Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết về sấy gỗ xẻ, đề tài tiến hành thực nghiệm sấy thanh gỗ Đước ở ba chế độ sấy (40 - 600, 50 - 700, 60 - 800C) để lựa chọn một chế độ sấy có chất lượng gỗ sau sấy tốt nhất cho gỗ Đước làm nguyên liệu sản xuất ván sàn. Kết quả cho biết gỗ Đước ngay sau khi chặt hạ và cưa xẻ có độ ẩm ban đầu thấp (43,84 - 44,91 %). Trong và sau quá trình sấy, gỗ dễ bị nứt vỡ, số … [Read more...]
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bột gỗ và nhựa PP (Polypropylen) đến tính chất Composite gỗ nhựa
Hà Tiến Mạnh, Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Đức Thành Đỗ Thị Hoài Thanh, Hà Thị Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Nguyễn Hải Hoàn Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Composite gỗ - nhựa (WPC) là vật liệu được tạo nên bởi sự pha trộn giữa bột gỗ và nhựa. Trong những năm gần đây, WPC được nghiên cứu thành công tại Mỹ và đã phát triển rất mạnh ở nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ, Phần Lan, Đức, Thụy điển, Nga, Trung Quốc. Lĩnh vực sử dụng WPC rất rộng rãi: Ván sàn, ván ốp … [Read more...]
Thành phần loài mối (Isoptera) và đặc điểm gây hại đối với rừng trồng bạch đàn và keo
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Dương Khuê, Bùi Thị Thủy Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bạch đàn và keo là các loài cây trồng rừng chủ lực của Việt Nam. Mối (Isoptera) là đối tượng côn trùng hại có thể gây cây con bạch đàn và keo với tỷ lệ cao. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định thành phần loài mối và đặc điểm gây hại của chúng đối với rừng trồng bạch đàn Uro và keo lai tại các vùng trọng điểm gồm Đông Bắc, Tây Bắc, vùng Trung tâm và Tây Nguyên, với 310 mẫu mối và phân tích … [Read more...]
Xây dựng quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu Hồi trong phòng thí nghiệm làm cơ sở cho việc tính toán và thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu Hồi quy mô nhỏ
Nguyễn Văn Dưỡng, Vũ Thị Hoàng Phương Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản TÓM TẮT Cơ sở cho việc tính toán và thiết kế bất kỳ một loại hình thiết bị chế biến nào cũng đềuphải dựa trên những số liệu cụ thể về đặc điểm của nguyên liệu đầu vào và các thông số cơ bản của quy trình công nghệ chế biến. Việc thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu Hồi quy mô nhỏ cũng không phải là ngoại lệ. Để làm cơ sở cho việc tính toán, chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định các đặc tính của nguyên … [Read more...]
Đánh giá sinh trưởng Bạch đàn Eucalyptus urophylla S.T Balake trồng thuần loài tại lâm trường Cao Lộc, làm cơ sở chọn loài cây trồng cho rừng sản xuất tỉnh Lạng Sơn
Tạ Cao Quyết Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn TÓM TẮT Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu sinh trưởng bạch đàn Eucalyptus urophylla S.T.Blake trồng thuần loài tại Lâm trường Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nội dung chủ yếu gồm: Sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trồng bạch đànEucalyptus urophylla S.T.Blake, đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu: NPV, BCR và IRR, đánh giá sơ bộ hiệu quả sinh thái thông qua các chỉ tiêu: cường độ xói mòn, chỉ số đa dạng loài vàlượng xác thực vật … [Read more...]