Phạm Thế Dũng, Nguyễn Thanh Bình
Ngô Văn Ngọc
Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Keo lai là một trong những loài cây mọc nhanh và có chu kì kinh doanh tương đối ngắn. Sản phẩm từ cây Keo lai có thể làm nguyên liệu giấy và lấy gỗ nhỡ cho chế biến. Để tận dụng hết giá trị sản phẩm từ cây Keo lai thì việc xác định mật độ trồng rừng ban đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí trồng rừng và đảm bảo được năng xuất rừng mong muốn. Kết quả sinh trưởng rừng sau ba năm dưới ảnh hưởng mật độ trồng rừng tại Tân Lập cho thấy: Nếu trồng rừng làm nguyên liệu giấy thì tiếp tục theo dõi thí nghiệm và có thể trồng mật độ dày 1428cây/ha. Nhưng nếu vừa lấy gỗ làm nguyên liệu vừa lấy gỗ nhỡ cho chế biến thì nên trồng mật độ thưa 1111cây/ha.
Từ khoá: Keo lai, mật độ, sinh trưởng
MỞ ĐẦU
Trong kỹ thuật trồng rừng, đặc biệt đối với các loài cây mọc nhanh có luân kỳ khai thác từ 6-7 năm, việc xác định mật độ trồng rừng ban đầu có ý nghĩa quan trọng nhằm giảm chi phí trồng rừng (vật tư, nhân công) và đảm bảo được năng suất rừng mong muốn. Từ năm 1992 đến 1997 tại tỉnh Bình Phước đã có nghiên cứu về mật độ trồng rừng cho hai loài Keo tai tượng (A..mangium) và Keo lá tràm (A. auriculiformis) (Lưu Bá Thịnh, 2000). Kết quả, rừng trồng 5 tuổi với mật độ 1111cây/ha có sinh trưởng, năng suất cao hơn so với các loại mật độ trồng dày, kích thước sản phẩm gỗ lớn hơn, được ưa dùng cho các mục đích chế biến gỗ. Tuy nhiên đối với Keo lai, chưa có công trình nghiên cứu về mật độ trồng, trong khi Keo lai đang là loài cây được trồng rất nhanh có qui mô hàng chục nghìn ha ở vùng Đông Nam Bộ. Bài viết này xem xét sinh trưởng đường kính, chiều cao, phát triển tán và trữ lượng rừng trồng Keo lai ởhai loại mật độ trồng rừng Tân Lập.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả phân tích hoá học dầu vỏ hạt Điều đã hoạt hoá tạo thuốc bảo quản lâm sản
- Nghiên cứu biện pháp xử lý trước khi sấy gỗ xẻ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh) để hạn chế nứt đầu
- Nghiên cứu xử lý bề mặt (tẩy mầu) gỗ keo tai tượng làm nguyên liệu để sản xuất đồ mộc
- Kết qủa giâm hom Hồng Quang và Thông lông gà phục vụ bảo tồn nguồn gen
- Kết quả điều tra thực trạng trồng và phát triển cây Sở ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam