Những kết quả bước đầu điều tra kinh nghiệm sử dụng cây cỏ dùng làm thuốc của đồng bào Thái ở xã Thạch Giám, Tương Dương, Nghệ An

TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO

Lữ Thị Ngân,Nguyễn Nghĩa Thìn

Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

TÓM TẮT

Kết quả đầu tiên chúng tôi đã điều tra được 231 loài cây thuốc được đồng bào Thái ở huyện Tương Dương, Nghệ An sử dụng thuộc 192 chi 88 họ thực vật, chiếm 5,97% tổng số loài thực vật làm thuốc của cả nước. Trong 12 họ đa dạng nhất, nổi bật là Thầu dầu (Euphorbiaceae) 23 loài, Cà phê (Rubiaceae) 13 loài, Đậu (Fabaceae) 10 loài, Dâu tằm (Moraceae) 10, loài, và 7 chi giàu loài nhất chiếm 6,25% tổng số chi của hệ và chiếm 11,25 % tổng số loài của cả hệ, nổi bật là chi Ficus có 6 loài và chi Solanum có 5 loài.

Chúng thuộc 4 dạng sống chính như: cây thân thảo chiếm 31,16% tiếp đến là cây thân gỗ chiếm 27,7% tổng số loài, cây bụi chiếm 23,8% và ít nhất là dây leo 17,31%. Nơi phân bố: ở trên núi chiếm 46,75% tổng số loài, ở vườn nhà, bản làng, nương rẫy chiếm 42,86%, ở trong các trảng cây bụi chiếm 19,48%, ở gần nước có số lượng loài ít nhất 14,72%.

Số loài có 1 bộ phận được dùng làm thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất 35,39%, 2 bộ phận chiếm 29,79%, 3 bộ phận trở lên chiếm 21,55% và 13,27% sử dụng cả cây. Trong đó lá, thân và rễ được sử dụng nhiều nhất. Có 15 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng thuốc dân tộc. Nhóm bệnh đường tiêu hóa có nhiều loài cây nhất chiếm 23,81%, chữa bệnh ngoài da- 22,08%, bệnh về thời tiết – 19,05%, bệnh về hô hấp – 15,15% và bồi bổ cơ thể -13,85%

Từ khóa: Dân tộc Thái, Cây thuốc, Bệnh, Nghệ An.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]