Sáng ngày 04/9/2020, tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, nghiên cứu sinh (NCS) Phùng Văn Khang đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện, chuyên ngành Lâm sinh (mã số 9620205), với tên đề tài “
“Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và khai thác mủ cây Trôm (Sterculia foetida L.) ở Ninh Thuận và Bình Thuận” với sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phạm Xuân Hoàn; PGS. TS Nguyễn Văn Thêm.
Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện có mặt đầy đủ với 07 thành viên do GS. TS. Võ Đại Hải làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng đánh giá cao những đóng góp của luận án, cụ thể như sau:
- Luận án đã đạt được một kết quả chính sau: i) Đã điều tra tổng kết đánh giá hiện trạng và hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng Trôm hiện có tại 4 vùng sinh thái (Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ); ii) Đã tuyển chọn được 50 cây trội/cây mẹ để đưa vào khảo nghiệm xuất xứ và gia đình và bước đầu chọn được 12 giống có triển vọng thuộc 4 xuất xứ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Khánh Hòa) có sinh trưởng tốt và cho sản lượng mủ cao; iii) Đã nghiên cứu nhân giống Trôm và bước đầu xác định được kỹ thuật nhân giống Trôm bằng hạt, hom và ghép cành; vi) Đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng Trôm; v) Bước đầu đã xác định được kỹ thuật khai thác mủ Trôm, trong đó có tuổi khai thác, vị trí khai thác, nồng độ sử dụng chất kích thích và ảnh hưởng của cấu trúc rừng đến sản lượng mủ Trôm.
Luận án có một số đóng góp mới sau: i) Đã chọn được 12 gia đình Trôm (BT01, BT02, BT03, BT04, BT05, BT07, NT18, NT24, NT26, DN01, DN03, DN06) thuộc 4 xuất xứ Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai và Khánh Hòa cho sản lượng mủ cao; ii) Đã nghiên cứu bổ sung được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng và khai thác mủ Trôm ở vùng Ninh Thuận và Bình Thuận. - Về khoa học Luận án đã cung cấp một số cơ sở khoa học và thông tin về chọn giống, kỹ thuật gây trồng và khai thác mủ cây Trôm ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Công trình của NCS đã đáp ứng được yêu cầu của một luận án tiến sĩ Lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm sinh cả về nội dung và hình thức.
Sau khi tiến hành bỏ phiếu đánh giá với kết quả 7/7 phiếu tán thành, Hội đồng biểu quyết với sự nhất trí 100% thông qua Nghị quyết và kiến nghị Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cấp học vị tiến sĩ Lâm nghiệp cho NCS Phùng Văn Khang .
PGS. TS Phí Hồng Hải – Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trao Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo và bảo vệ thành công luận án cho Nghiên cứu sinh
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận“.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tại Việt Nam”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng một số giống tiến bộ kỹ thuật Keo lá tràm (AA42, AA53, AA56, AA92, AA95) cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.