Nguyễn Thanh Minh
Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây mọc nhanh: Thục quỳ, Chiêu liêu nước và Thúi để phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ. Nghiên cứu được thực hiện từ khâu gieo ươm đến các biện pháp gây trồng trên 2 loại đất chính trong vùng là đất cát xám được hình thành trên tàn tích phù sa cổ, tại Bầu Bàng – Bình Dương và đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch tại Mã Đà – Đồng Nai.
Kết quả nghiên cứu về thành phần ruột bầu ở giai đoạn vườn ươm cho thấy cả 3 loài đều sinh trưởng tốt ở tỷ lệ xơ dừa từ 25% đến 50%. Đối với loài Thục quỳ nhất thiết phải che sáng từ 50% đến 75% trong 3 tháng đầu tại vườn ươm. Thục quỳ là loài sinh trưởng nhanh, ở 3,5 tuổi, lượng tăng trưởng hàng năm đạt 3 cm/năm về đường kính ngang ngực và 2 m/năm về chiều cao. Cũng ở tuổi này mật độ trồng bắt đầu ảnh hưởng tăng trưởng về đường kính. Phân bón có ảnh hưởng đến sinh trưởng của loài Chiêu liêu nước và Thúi. Liều lượng bón lót 150g đến 200g NPK 16:16:8 và 500g phân lân vi sinh cho cây sinh trưởng tốt. Trồng hỗn giao giữa loài Thúi, Chiêu liêu nước với Muồng đen đã cải thiện được chất lượng và tỷ lệ sống.
Từ khóa: Thục quỳ, Chiêu liêu nước, Thúi, Kỹ thuật gây trồng, Đông Nam Bộ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đông Nam Bộ là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước, với diện tích đất tự nhiên 3,74 triệu ha, chiếm 10,5% diện tích cả nước. Đây là vùng có ưu thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, khí hậu ôn hòa, đất đai đa dạng và phân bố thành những vùng rộng lớn thích hợp cho phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp. Tổng diện tích rừng hiện có 960 ngàn ha, chiếm 27,7% diện tích đất tự nhiên của khu vực trong đó rừng tự nhiên gần 850 ngàn ha. Hiện nay, nhiều diện tích rừng trồng mới bằng các loài cây mọc nhanh, chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến giấy và ván dăm đã ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, trang 257-265)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra (Docynia indica Willich) tại miền núi phía Bắc
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp bệnh tua mực hại cây quế tại tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận
- Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận“.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tại Việt Nam”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng một số giống tiến bộ kỹ thuật Keo lá tràm (AA42, AA53, AA56, AA92, AA95) cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ”.
Các tin khác
- Đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. camus) tại Lâm Đồng
- Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con một số loài cây ngập mặn trên các dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo phái Nam
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng trồng trên đất bazan thoái hóa tại Tây Nguyên
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh Thông caribê cung cấp gỗ lớn
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Vối thuốc (Schima wallichii Choisy và Schima superba Gardn. Et Champ)