Ngày 31-5, tại Nhà khách tỉnh Bắc giang, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị thực hiện đề tài cấp nhà nước đã tổ chức hội thảo “Giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà gắn với phát triển bền vững”. Đây là một trong các hoạt động của đề tài cấp Nhà nước “Giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang”.
Chủ trì hội thảo gồm có:
1. PGS.TS Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.
2. PGS.TS Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3. GS.TS. Vũ Đức Nghiệu, Trường Đại Học Khoa học Xã Hội và Nhân văn
TS. Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo
Tham gia hội thảo gồm còn có Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, Đại diện Hội Di sản văn hóa Quốc gia, Hội phật giáo tỉnh Bắc Giang, chủ trì của hai chùa Bổ Đà và Vĩnh Nghiêm cùng đông đảo các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu.
Tại Hội thảo các nhà khoa học đã cho thấy, trong kho mộc bản của chùa Vĩnh nghiêm hiện có 3050 ván khắc và chùa Bổ Đà có 1966 ván khắc từ thời vua Lê Cảnh Hưng (Thế kỷ 18). Đây là kho di sản tư liệu có giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo, mang tầm ảnh hưởng lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn trong cả khu vực và thế giới. Hiện trạng các bộ mộc bản quý giá này đang bị suy giảm về chất lượng và số lượng. Do vậy các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học cần quan tâm phối hợp chặt chẽ để có biện pháp bảo tồn và khai thác.
Hội thảo đã báo cáo một số kết quả nghiên cứu và thảo luận về giá trị Phật giáo, lịch sử văn hóa của 2 kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và Bổ Đà. Tại Hội thảo PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ nhiệm đề tài nhánh “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để bảo quản di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang” cùng PGS.TS Hàn Tất Ngạn, công ty cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh đã trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng về vật liệu và chất lượng bảo quản Mộc bản và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo quản di sản mộc bản theo phương pháp truyền thống có ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại cũng như định hướng thiết kế không gian kiến trúc nhà lưu giữ, bảo quản mộc bản phục vụ cho học tập nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, trải nghiệm.
Các đại biểu tham gia Hội thảo đã có nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận trong đó tập trung về nội dung xây dựng nhà lưu trữ bảo quản mộc bản có thiết kế thông gió tự nhiên đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm phù hợp chống được nấm mốc và côn trùng gây hại, nhà trưng bày cần có thiết kế không gian sử dụng cho việc giới thiệu mộc bản, in ấn phát hành những nội dung của mộc bản để làm đồ lưu niệm.
Tin mới nhất
- Bí quyết phá rào cản của VAFS - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Viện Nghiên cứu Vườn thực vật quốc gia Hàn Quốc (KoAGI) với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS)
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra (Docynia indica Willich) tại miền núi phía Bắc
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp bệnh tua mực hại cây quế tại tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận
- Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Thomas Vilsack cắt băng khánh thành phòng thí nghiệm giám định gỗ tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Các tin khác
- Giống keo lai và cuộc cách mạng lâm nghiệp - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Cây tràm hồi sinh ở đồng bằng sông Cửu Long - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Quy chế quản lý hoạt động Khoa học và công nghệ của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 224/KHLN-KH ngày 18/5/2016
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ và Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
- Quyết định của Tổng cục Lâm nghiệp về việc Ban hành quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Tổng cục Lâm nghiệp.